Yêu Bản Thân
5 cách để khám phá gu đọc sách của bản thân
Nếu bạn cảm thấy “chật vật” để tìm được cuốn sách yêu thích, đây là 5 cách bạn có thể thử nhé.
Thỉnh thoảng khi rảnh rỗi, bạn muốn tìm một vài cuốn sách để xem, nhưng không chọn được gì vì chẳng mấy khi đọc. Bạn chọn tới chọn lui một hồi nhưng không thấy cuốn nào hợp, rồi bỏ cuộc. Bạn không muốn đọc nữa, chọn sách khó quá.
Cũng thỉnh thoảng khi rảnh rỗi, bạn muốn đọc vài thể loại sách khác những sách “ngành” mà bạn đang đọc. Bạn chọn tới chọn lui một hồi nhưng cũng chẳng thấy mình hợp cuốn nào, rồi lại bỏ cuộc. Bạn chẳng muốn đọc nữa vì sợ chọn sai sách đọc tốn thời gian.
Nếu bạn đã từng ở trong những trường hợp như vậy thì bài viết này là dành cho bạn! Hãy cùng Châu và The Bookshelf Hanoi đi khám phá gu đọc và cách chọn sách cho chính bạn nhé!
1. Tìm gợi ý trên Goodreads
Goodreads là một ứng dụng miễn phí có website và app dành cho những người đọc sách trên khắp thế giới. Ở đây mọi người có thể tìm kiếm thông tin về cuốn sách mình đã, đang và sẽ đọc, hoặc chỉ đơn giản là muốn tìm hiểu về nó. Một tính năng rất hữu ích của Goodreads là nó có thể dựa trên những cuốn sách mà bạn đã đọc để gợi ý cho bạn những cuốn có nội dung tương tự hoặc mức độ hấp dẫn về nội dung tương đương như vậy. Thật tiện ích phải không nào!
Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu những cuốn sách bạn chuẩn bị đọc, hay đơn giản là xem sơ qua nội dung và những review chân thực nhất từ những người đã từng đọc qua cuốn sách đó trên Goodreads. Sẽ có vô vàn những thông tin về cuốn sách cho bạn để tìm hiểu trước khi bạn đưa ra quyết định sẽ đọc nó hay không. Bạn cũng có thể thấy bảng xếp hạng của những cuốn sách có đánh giá sao cao, những cuốn sách được đọc nhiều nhất năm, hay bạn bè của bạn đọc những gì. Hãy để Goodreads giúp bạn tìm ra cuốn sách mà bạn muốn đọc nhé!
2. Thử đọc trước khi mua
Bạn thấy cuốn này nội dung khá ổn, bìa sách quá đẹp, review cũng tốt nữa, nhưng nhỡ may bạn lại không hợp văn phong tác giả thì sao? Đừng quá lo lắng, vì hiện tại khá nhiều trang thương mại điện tử và các web chính thức của các nhà xuất bản thêm tính năng cho người đọc đọc thử. Tiki cho phép bạn đọc xem bìa trước, bìa sau, lời nói đầu cũng như vài chương đầu trong sách. Nhã Nam cũng đã trích dẫn sách trên ứng dụng Spotify để thuận tiện cho chúng ta dùng trong nhiều hoàn cảnh. Fonos có tuyển tập sách nói vô cùng đa dạng, thú vị. Điều này sẽ giúp các bạn đưa ra quyết định mua sách phần nào đúng đắn hơn và tránh khói tình trạng sách bị “phủ bụi” trên giá do đọc vài trang đầu mà thấy không hợp.
3. Đọc đa dạng về thể loại
Có thể do yếu tố công việc mà bạn sẽ có thiên hướng đọc nghiêng về một thể loại sách hoặc tài liệu nhất định. Nhưng đọc nhiều sách cùng một thể loại trong trạng thái bắt buộc, đến một lúc nào đó, sẽ làm bạn cảm thấy hơi “ngán”. Điều đó không hẳn do nội dung các cuốn sách gây ra, mà có thể do những kiến thức, hoặc sự đồng điệu về nội dung cốt truyện của sách tạo cảm giác tương tự nhau trong cùng lĩnh vực khiến bạn muốn tìm đến thứ gì đó mới lạ hơn.
Khi đó, bạn hãy cho mình cơ hội thử những thể loại sách khác. Nếu bạn đang đọc nhiều về phi hư cấu (non-fiction), hãy thử một chút vài cuốn về hư cấu (fiction); nếu bạn đang chán đọc tiểu thuyết giả tưởng, hãy thử ghé qua hàng tiểu sử, tự truyện xem sao; nếu bạn chẳng muốn đọc sách chữ, hãy nghĩ một chút về mấy cuốn truyện tranh mà bạn từng muốn đọc;… Có vô số những lựa chọn về thể loại sách mà bạn có thể đọc. Đừng quá gò bó bản thân mà bắt mình chỉ “trung thành” với duy nhất một thể loại bạn nhé!
4. Ghi chép lại những gì đã đọc
Đọc sách thôi mà, cần gì phải ghi chép nhỉ? Cũng không sai, nhưng điều đó làm việc đọc của bạn không đem lại hiệu quả tối ưu. Việc ghi chép những kiến thức và cảm nhận về cuốn sách vô hình chung làm cho ta cảm thấy thú vị hơn, và đôi khi ta phải ồ lên rằng hóa ra mình cảm thấy cuốn sách thú vị hơn mình nghĩ.
Thi thoảng khi nhìn vào cuốn sổ, bạn sẽ thấy rằng mình ghi chép về thể loại sách này nhiều hơn về thể loại sách kia. Và bingo! Chúc mừng bạn đã tìm ra gu đọc của mình thông qua việc chăm chỉ viết lách như vậy! Thật tuyệt phải không nào?!
Việc tìm gu sách thật ra không quá khó, nếu bạn coi đọc sách như một việc cần phải làm và đưa nó vào to-do-list của mình, chắc chắn bạn sẽ nghiêm túc hơn và có trách nhiệm hơn với việc đọc. Hy vọng với 4 cách bên trên các bạn có thể tìm ra gu đọc sách của mình. Nếu các bạn thành công với chúng, hoặc biết được những cách khác thú vị, hãy chia sẻ cùng Châu, The Bookshelf Hanoi và các bạn khác biết nhé!
Đọc thêm các bài viết trong Góc đọc sách tại đây.
Có thể bạn cũng thích