Home / Phong Cách Sống / Áp lực đồng trang lứa và nguồn gốc “mối họa” của gen Z
Icon Icon Icon

Yêu Bản Thân

Áp lực đồng trang lứa và nguồn gốc “mối họa” của gen Z

Bạn có nhất thiết phải giỏi hơn người khác không?

09/08/2023

Chắc hẳn khi nhắc đến sự năng động và sáng tạo thì thế hệ trẻ gen Z sẽ là cái tên đầu
tiên được đề cập. Không chỉ hiểu biết hơn về công nghệ, cập nhật xu hướng một cách
nhanh chóng mà còn thuần thục nhiều kỹ năng khác nhau trong cuộc sống.
Chính vì lẽ đó mà cái thuật ngữ gen Z ngày càng được phủ sóng một cách rộng rãi trên mặt trận truyền thông. Thế nhưng, đằng sau câu chuyện ấy lại mang đầy tâm tư thầm kín mang tên áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure).

ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA (PEER PRESSURE) LÀ GÌ?

Có hàng loạt khái niệm giải thích về căn bệnh này nhưng ta hãy hiểu nó một cách đơn
giản nhất chính là
sự chịu ảnh hưởng bởi nhóm người đồng đẳng hoặc sự chi phối đến từ
đồng nghiệp, thành viên của xã hội trong cùng một nhóm có chung sở thích, kinh nghiệm,
hoặc địa vị xã hội.

Sự phát triển của xã hội song hành với mưu cầu về chất lượng cuộc sống đã khiến cho
Peer Pressure trở thành một căn bệnh phổ biến ở người trẻ, đặc biệt là đối với gen Zét.
Chẳng hạn như bạn cảm thấy mình thật kém cỏi khi nhìn thấy nhỏ bạn ngồi cạnh đạt
thành tích cao trong học tập trong khi bản thân mình vẫn chỉ dậm chân tại chỗ. Hay những
bạn nhỏ tuy chỉ mới học cấp 2, cấp 3 nhưng lại sở hữu điểm IELTS 7.5, 8.5 cao chót vót.

(Ảnh: YBox)

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN PEER PRESSURE?

Mong muốn được hòa nhập

Có lẽ nỗi sợ về sự cô đơn và bị tách biệt đã vô tình thúc đẩy các bạn trẻ phải nhanh
chóng gia nhập vào xã hội để tránh bị lẻ bóng hay thậm chí là “bị từ chối”, bởi vì hầu hết
mọi người đều hiểu rằng sẽ rất khắc nghiệt nếu như phải chống chọi mọi thứ một mình.
Chính vì cái nỗi sợ bị bỏ lại phía sau ấy mà ta sẽ thường bỏ mặc bản thân. Cũng từ đó,
dẫn đến nhiều hệ lụy về mặt tâm lý ở bên trong và con người sẽ dần nghiêm khắc với
chính bản thân mình để không bị gắn mác “lạc loài” trong một tập thể.

Chuẩn mực của xã hội

Vốn dĩ được coi là sự đồng tình của một nhóm người cho rằng quan điểm, sở thích,
hành vi đó là hợp lý và không đi ngược lại với số đông. Có thể những lời nhận xét ấy
cũng góp phần cho chúng ta nhìn nhận ra được điểm thiếu sót và hoàn thiện bản thân,
song đôi khi nó cũng là một “tảng đá” đè nặng lên trách nhiệm của mỗi người. Đã bao giờ
bạn đã từng phải làm việc “overtime” khi bạn thực sự không muốn làm điều đó? Chỉ vì
chẳng có một ai muốn bị cấp trên đánh giá là một người lười biếng và không cống hiến
hết mình cho công ty. Song, nó đã vô tình biến thành một “quy tắc ngầm” mà ai trong giới
công sở cũng đều hiểu và trải qua.

Chủ nghĩa tập thể.

Chủ nghĩa tập thể quan tâm nhiều hơn về điểm số, thứ bậc, vị trí,…của một con người
trong một nhóm. Đồng thời nét văn hóa coi trọng tập thể vốn dĩ đã hình thành ở châu Á từ
thuở xa xưa, nên vì thế mà người phương Đông chúng ta thường có xu hướng so sánh bản
thân với xã hội nên bản thân sẽ cảm thấy rất áp lực, căng thẳng và dễ dẫn đến “căn bệnh
tâm lý” ấy. Bạn có thể thấy rõ vấn đề này trong câu chuyện về “con nhà người ta” của các
bậc phụ huynh vốn là một đề tài đau đầu với mỗi các bạn học sinh.

áp lực đồng trang lứa của gen Z
(Ảnh: Verywellfamily)

Mạng xã hội

Tưởng chừng như một phát kiến vĩ đại của loài người nhưng đôi khi lại là một “con dao
hai lưỡi”. Nó có thể cung cấp cho chúng ta những thông tin hữu ích để áp dụng vào cuộc
sống và cũng có thể làm cho người khác trở nên hà khắc với bản thân của họ hơn. Tưởng
tượng một ngày đẹp trời, bạn nhìn thấy đứa bạn chí cốt của mình bỗng chốc trở thành một
tỷ phú nổi như cồn và nhanh chóng được công chúng biết đến, chẳng phải lúc đó bạn
cũng sẽ cảm thấy mình thật kém cỏi và cần phải nỗ lực nhiều hơn để có thể sánh vai cùng
với người bạn giàu có ấy. Đồng thời ta cũng đã nhận ra mạng xã hội đang làm tốt vai trò
của một công cụ khuếch tán
Peer pressure rộng hơn.

PHẢI LÀM GÌ ĐỂ VƯỢT QUA?

Tôn trọng bản thân

Đôi khi mải chạy theo cái tiêu chuẩn xã hội sẽ làm bạn quên đi chính mình. Hãy đọc
những cuốn sách mà bạn thích, tham gia những hoạt động bạn muốn làm, hay đơn giản là
để bản thân của mình “enjoy cái moment” này. Có như vậy, tâm hồn sẽ được “gột rửa”,
áp lực đồng trang lứa sẽ không còn là nỗi lo của bạn.

Biết rõ giới hạn của bản thân

Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Mỗi người mỗi khả năng, thay vì đem cái tiêu
chuẩn của mình để so sánh với người khác hay ngược lại thì hãy nâng cao tinh thần học
hỏi, nghiên cứu và khám phá thêm nhiều thứ hay ho ở ngoài kia đồng thời tận dụng những

cái vốn có ở bản thân để áp dụng vào tạo nên những kỳ tích.

áp lực đồng trang lứa
(Ảnh: divineyouwellness)

Hãy nhớ rằng bản thân luôn có sự lựa chọn

Oprah Winfrey đã từng nói: “Hãy hiểu rằng quyền lựa chọn con đường của riêng mình
là một đặc quyền thiêng liêng. Hãy sử dụng nó. Hãy đắm mình trong các khả năng”. Chỉ
khi bạn hiểu rõ về chính mình thì khi ấy áp lực đồng trang lứa
 mới thực sự bị gạt bỏ. Sẽ chẳng
có lựa chọn đúng hay sai mà chỉ là nó có thực sự phù hợp với bạn hay không? Và sẽ thật
đáng tiếc nếu như bạn không cho bản thân mình quyền quyết định mà chỉ nghe theo người
khác.

Đừng quên bạn có sự lựa chọn và người khác cũng vậy

Sẽ có lúc mọi thứ không đi theo đúng quỹ đạo của mình mà lại chuyển hướng sang đối
phương. Đừng vì thế mà cảm thấy không vui hay khó chịu bởi vì cuộc sống không bao
giờ là màu hồng cả. Và khi bạn tôn trọng quyết định của người khác cũng chính là đang
tôn trọng bản thân mình.

nguyên nhi

CHIA SẺ BÀI VIẾT!

Icon Icon Icon

Có thể bạn cũng thích

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT
ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nội dung bình luận *

Tên của bạn *

Địa chỉ email *

...
               
Đăng ký email để nhận tài liệu "7 Thói Quen Của Người Thành Công"!