Phong Cách Sống
Nghỉ hưu sớm – 4 quan điểm sai lầm phổ biến
Lên kế hoạch nghỉ hưu từ bây giờ có chăng là quá sớm?
FIRE (Financial Independence, Retire Early) tạm dịch là độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm. Trào lưu này không còn quá xa lạ đối với nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Nếu đang lên kế hoạch cho điều này, có thể bạn sẽ nghe nhiều tranh cãi về các mặt trái của việc nghỉ hưu sớm. Tuy nhiên không phải ai cũng có cái nhìn đúng đắn về việc nghỉ hưu khiến kế hoạch này bị gián đoạn. Chaubuinet liệt kê 4 quan niệm sai lầm về việc nghỉ hưu mà nhiều người thường mắc phải.
Hiện nay, nhiều người có xu hướng tích lũy số tiền nhiều nhất có thể với mong muốn nghỉ hưu ở độ tuổi 40, thậm chí 30. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc nghỉ hưu sớm sẽ phải cắt giảm chi tiêu, buồn chán do tách biệt với xã hội, sống không mục đích, ý nghĩa và có thể dẫn đến bệnh lý trầm cảm. Không ngoài dự đoán, đây đều là những quan niệm sai lầm.
1. Nghỉ hưu sớm khiến thu nhập không đủ chi tiêu
Nghĩ đến việc nghỉ hưu là điều rất tốt nhưng trên thực tế việc vạch ra kế hoạch cho mục tiêu này thường không chính xác. Đã có nhiều ý kiến xung quanh vấn đề nghỉ hưu sớm rằng chúng ta sẽ nhanh chóng hết tiền. Lý do rất đơn giản vì phần lớn mọi người đều dành dụm một khoản tiết kiệm ” có giới hạn” nên việc nghỉ hưu sớm có khả năng không đủ chi trả các chi phí cần thiết.
Nhiều người có quan niệm rằng về hưu càng sớm thì nguy cơ hết tiền sẽ càng cao. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra đối với những người chưa có kế hoạch nghỉ hưu tốt. Để đảm bảo cuộc sống với số tiền đã có, bạn hãy thử chi tiêu ít hơn trước khi nghỉ hưu thực sự. Nếu nhận thấy số tiền quá hạn hẹp, hãy làm thêm các việc tự do trước khi nghỉ hưu để chắc chắn cuộc sống sau nghỉ hưu không quá chật vật. Vì vậy, trước khi có ý định, bạn nên vạch ra kế hoạch chi tiết và cụ thể và tiết kiệm một khoản tiền làm chi phí sinh hoạt sau khi về hưu. Nếu có lập ngân sách thu chi hợp lý và kế hoạch đầu tư lâu dài thì bạn sẽ không phải lo lắng về việc hết tiền.
2. Nhàm chán
Sự nhàm chán sau khi nghỉ hưu là nỗi sợ hãi của nhiều người ở mọi lứa tuổi, không chỉ riêng người trẻ. Sợ phải tách biệt với xã hội sau khi về hưu là điều mà chúng ta quan tâm. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể gặp gỡ bạn bè và làm những gì mình thích. Thời gian đầu có thể buồn chán vì thay đổi môi trường. Dần dần, bạn có thể thay thế sự nhàm chán bằng việc tìm kiếm nguồn vui từ những gì mình thích. Đây chính là sự tự do đáng mong ước của việc nghỉ hưu. Tẻ nhạt hay tươi mới sẽ tùy vào cảm nhận của mỗi cá nhân.
Những người có kế hoạch nghỉ hưu sớm thường tham vọng về một cuộc sống mới. Điều quan trọng là bạn cần duy trì các công việc làm thêm và các sở thích, thói quen tránh cuộc sống trở nên “một màu”, vô vị. Nếu chưa nghĩ có kế hoạch hậu nghỉ hưu, bạn nên cân nhắc tiếp tục làm việc lâu hơn một chút.
3. Sống không có mục đích
Chúng ta dành phần lớn thời gian để làm việc và theo đuổi ước mơ. Sai lầm lớn nhất khi nghĩ đến việc nghỉ hưu là sống cuộc đời không có mục đích. Tuy nhiên, những người đã lên kế hoạch nghỉ hưu cho mình là những người sống có mục tiêu và định hướng cho tương lai. Họ thực sự háo hức khi bước vào một giai đoạn mới của cuộc đời. Trên thực tế có ít người nghỉ hưu chỉ để tận hưởng nghỉ ngơi mà phần lớn đều lên kế hoạch tiếp theo cho mình.
Khi đến giai đoạn mở hưu bạn có thể tập trung cuộc sống của mình vào những thứ khiến bạn cảm thấy có ý nghĩa. Dành nhiều thời gian cho việc từ thiện, du lịch, học các kỹ năng mới,… Thế giới rộng mở hơn nên việc xác định mục đích không phải là vấn đề khó nhằn khi nghỉ hưu.
4. Có thể mắc bệnh tâm lý
Sau khi nghỉ việc nhiều người trở nên nhàn rỗi. Đang làm việc ngày 8 tiếng thì giờ chẳng phải làm gì cả. Quan niệm sai về việc nghỉ hưu khiến nhiều người rơi vào trạng thái chán nản, thậm chí mắc bệnh trầm cảm. Tuy nhiên nếu bạn xem việc nghỉ hưu là bắt đầu cho một kế hoạch khám phá mới thì chứng trầm cảm không có khả năng tác động lên bạn.
Bạn có thể xây dựng thói quen hằng ngày để giúp bản thân luôn năng động, vui vẻ như viết blog – vừa thêm thu nhập lại giúp suy nghĩ ổn định. Nếu nghỉ hưu mà vẫn có mục tiêu, kế hoạch và tiếp tục giấc mơ sẽ giúp bạn làm mới bản thân hơn. Còn nếu chẳng có việc gì để làm, cũng không tiếp xúc với ai thì chắc trầm cảm sau khi nghỉ hưu hẳn là một vấn đề đáng cân nhắc.
Nếu vẫn đang lo lắng về những năm tháng khi về già, bạn hãy lập kế hoạch nghỉ hưu từ bây giờ. Dù cho bạn đang ở độ tuổi nào hãy bắt tay ngay vào việc làm thế nào để khoảng thời gian sau này trở nên có ý nghĩa và tươi đẹp nhất. Tránh những quan niệm sai lầm có thể gặp phải và tìm những giải pháp nghỉ hưu phù hợp cho mình.
Đọc thêm những bài viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân tại đây.
Có thể bạn cũng thích