Home / Thời Trang / Zero Waste Fashion (phần 2) – Thời trang không rác thải và những tái định hướng trong thiết kế
ảnh: elena fashion design workshop
Icon Icon Icon

Điểm Tin Thời Trang

Zero Waste Fashion (phần 2) – Thời trang không rác thải và những tái định hướng trong thiết kế

Dù mang lại kết quả lý tưởng, thời trang không rác thải có những thách thức nhất định trong định hướng.

02/07/2022

Khái quát về Thời trang không rác thải (Zero Waste Fashion) và cách phương pháp tiếp cận lối thiết kế này đã được chaubuinet giới thiệu trong bài viết lần trước. Trong bài viết hôm nay, chaubuinet mang đến một bối cảnh rõ nét hơn về định hướng thời trang không rác thải. Hy vọng qua bài viết này, bạn nắm bắt được những cơ hội phát triển Zero Waste Fashion nhé!

THÁCH THỨC NÀO CHO THỜI TRANG KHÔNG CHẤT THẢI?

Trước khi đi vào những định hướng phát triển thời trang không rác thải, chúng ta cần biết những thách thức trong lối đi này. Holly McqueenTimo Rissanen, hai nhà nghiên cứu, tiến sĩ trong lĩnh vực thời trang bền vững, và là đồng tác giả quyển sách “Zero Waste Fashion” đã chỉ ra một số thách thức cho thời trang không chất thải nói riêng và ngành công nghiệp bền vững nói chung.

Thứ nhất, tuổi thọ và độ bền vật lý của thiết kế liệu có sẽ được cải thiện hay tệ đi? Liệu các NTK và doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện hay trì hoãn việc sửa chữa trang phục? Vấn đề thứ hai liên quan đến lượng thời gian phát sinh trong quá trình thiết kế khi “không chất thải” trở thành một tiêu chuẩn mới, bên cạnh tính thẩm mỹ, sự vừa vặn với cơ thể, và chi phí.

Để tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc trên, Timo Rissanen cùng Alison Gwilt, kết hợp cùng với chính phủ New South Wales và Đại học công nghệ Sydney, đã cho ra mắt dự án Fashioning Now (2009-2010) để nghiên cứu vòng đời của quần áo. Fashioning Now bao gồm các hội nghị giáo dục, triển lãm, hội nghị chuyên đề và xuất bản sách nhằm đề cao các phương pháp bền vững.

Triển lãm của Fashioning Now bao gồm những cái tên tiêu biểu như Issey Miyake, Roman Was Born, Jennifer Shellard, Bijan Sheikhlary, Better Thinking, Alison Gwilt, Alex Martin, Kate Fletcher, Helen Story và Timo Rissanen. 

ảnh: nick knight/showstudio
Helen Storey, Wonderland, tại triển lãm của Fashioning Now (Ảnh: NickKnight/SHOWstudio)

TẦM QUAN TRỌNG CỦA PATTERN CUTTING (NGHỆ THUẬT CẮT VẢI) TRONG THỜI TRANG KHÔNG RÁC THẢI

Phần lớn mọi người đều xem việc cắt vải (pattern cutting) là một công đoạn bị động và chưa hiểu rõ vai trò của công đoạn này. Một nghiên cứu từ Henry FordFrederick Winslow Taylor cho thấy vai trò của thợ cắt vải quan trọng chỉ sau NTK thời trang.

hệ thống phân cấp các vai trò trong ngành thời trang và thời trang không rác thải (ảnh: zero waste fashion)
Hệ thống phân cấp các vai trò trong ngành thời trang (Ảnh: Zero Waste Fashion)

Trong thực tế, mô hình phân cấp này cũng được nền công nghiệp thời trang ở nhiều quốc gia chấp thuận. Công đoạn cắt vải trở thành một yếu tố cần thiết đối với thời trang không rác thải, bởi lẽ phần lớn chất thải được sản sinh từ bước này. Nếu hạn chế, hay thậm chí loại bỏ được những khoảng trống giữa các mẫu khi cắt vải, chúng ta sẽ thiết kế mà không có vải thừa.

Tuy nhiên, nghệ thuật cắt vải được kết hợp như thế nào vào quá trình thiết kế? Hãy cùng phân tích 8 cách thiết kế phổ biến sau đây.

1. Phác thảo – Lên mẫu rập – Toile – Chỉnh sửa mẫu rập – Lên mẫu thử

Đây là cách tiếp cận phổ biến nhất trong ngành công nghiệp thời trang và trong các trường nghệ thuật. NTK sẽ phác thảo bản vẽ, sau đó thợ cắt vải mẫu sẽ làm mẫu rập dựa trên bản phác thảo.

ảnh: ayah salama
(Ảnh: Ayah Salama)

Phác thảo được cho là một trong những cách nhanh và hiệu quả nhất để truyền tải thông điệp thiết kế. Jenky Jones (2002) cho rằng bản phác thảo dự đoán một cách khái quát về thiết kế hoàn chỉnh. Nance (2008) sau khi đã nghiên cứu 8 quá trình thiết kế, cho rằng hầu hết mọi người đều nghĩ “thiết kế” nằm ở việc vẽ trên giấy.

Tuy vậy, thiết kế bằng cách phác thảo mang lại những cản trở nhất định đối với thời trang không rác thải. Vì trong giai đoạn phác thảo, tính thẩm mỹ được NTK đề cao thay vì tính kỹ thuật, và bản vẽ phác thảo cũng hạn chế sự liên hệ giữa thiết kế trong không gian hai và ba chiều.

2. Lên mẫu rập – (Chỉnh sửa thiết kế) – Chỉnh sửa mẫu rập – Lên mẫu thử

Các NTK thời trang có thể bỏ qua bước phác thảo và bắt đầu thiết kế ngay bằng việc lên mẫu rập, Julian Roberts là một ví dụ tiêu biểu.

Thỉnh thoảng, Julian bắt đầu quá trình thiết kế một chiếc váy với một ống vải hình chữ nhật lớn có các số lỗ tròn, phần trên của vạt áo được khoét vào tròn. Phần rập phụ thuộc vào vị trí của vạt áo trong ống so với tổng thể, số lượng và vị trí của các lỗ tròn, cuối cùng là thứ tự các lỗ này nối với nhau.

ảnh: julian roberts. thời trang không chất thải
(Ảnh: Julian Roberts)

Cách thiết kế này có phần không chắc chắn vì NTK sẽ chỉ biết được sản phẩm trông như thế nào khi đã hoàn thiện và mặc lên người. Lối cắt vải ngẫu nhiên nhưng đầy suy đoán, có tính chính xác cao đã trở thành công cụ thiết kế của Julian Roberts.

Mục tiêu cắt giảm rác thải trong thiết kế là một trong những kim chỉ nam của Yeohlee Teng – một NTK đương đại ở New York. Cũng giống Julian Roberts, quá trình thiết kế của Teng bắt đầu bằng việc làm mẫu phẳng. Bà đặc biệt chú trọng chiều rộng vải.

 

thiết kế áo choàng năm 1982 của teng được tính toán theo chiều rộng của mảnh vải mà nó được cắt ra.
Thiết kế áo choàng năm 1982 của Teng được cắt may chiều rộng của mảnh vải mà nó được làm ra. (Ảnh: Zero Waste Fashion)

3. Phác thảo – Rập 3D – Lên mẫu rập phẳng – Toile – (Chỉnh sửa thiết kế) – Chỉnh sửa mẫu rập – Lên mẫu thử

Rập 3D là một phần mở rộng của quy trình tạo mẫu, theo đó vải được tạo hình trên ma-nơ-canh theo bản phác thảo. Các mẫu vải thu được sau đó được phát triển thành một mẫu hoàn thiện. Jaffe & Relis (1993) cung cấp một trong nhiều hướng dẫn cho cách tiếp cận này.

ảnh: elena fashion design workshop
(Ảnh: Elena Fashion Design Workshop)
4. Rập 3D – Lên mẫu rập phẳng – Toile – (Chỉnh sửa thiết kế) – Chỉnh sửa mẫu rập – Lên mẫu thử

Thoạt nhìn, cách làm này tương tự với phương pháp thứ 2, ngoại trừ sự khác giữa không gian hai và ba chiều khi rập trực tiếp lên ma-nơ-canh. Nghiên cứu về thực hành xếp nếp trong thiết kế thời trang, khác với sách hướng dẫn về cách xếp nếp cho các nhà thiết kế thời trang, rất hiếm. Màn hình ảo hoặc mô phỏng bằng cách sử dụng nhiều loại phần mềm khác nhau

Madeleine Vionnet đã phát triển kỹ thuật độc nhất của mình: rập 3D trên ma-nơ-canh nhỏ bằng 1/2 mẫu bình thường.

ảnh: thư viện Bancroft, đại học California, Berkeley. thời trang không rác thải
(Ảnh: thư viện Bancroft, đại học California, Berkeley)

5. Mẫu có sẵn – Phác thảo – Toile – (Chỉnh sửa thiết kế) – Chỉnh sửa mẫu rập phẳng – Lên mẫu thử

Ở Úc, các NTK thường mua một bộ quần áo, từ đó phát triển và sửa đổi bản phác thảo dựa trên nó. Tiếp theo, thợ tạo mẫu rập sẽ làm ra quần áo dựa trên cả trang phục mua sẵn và bản phác thảo.

6. Mẫu có sẵn – Lên rập phẳng – Toile – (Chỉnh sửa thiết kế) – Chỉnh sửa mẫu rập – Lên mẫu thử

Nhiều người cho rằng phương pháp này được xem là sao chép và không có tính sáng tạo bởi vì điều khác biệt duy nhất là sử dụng loại vải khác với mẫu có sẵn ban đầu. Đây là phương pháp sản xuất phổ biến với những mặt hàng ready-to-wear.

Thế nhưng, cách tiếp cận này cũng có những ưu điểm nhất định. Vivienna Westwood cho rằng: “Bạn học được kỹ thuật của riêng mình bằng cách sao chép những kỹ thuật khác.” Vào đầu những năm 1970s, Westwood tự học thời trang qua những bộ âu phục Teddy Boys.

vivienne westwood. ảnh: vogue. thời trang không rác thải
Vivienne Westwood (Ảnh: Vogue)

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc cắt tạo mẫu dựa trên thiết kế có sẵn có thể cải thiện được lượng rác thải sản sinh.

7. Lên concept cho ý tưởng – lên mẫu rập phẳng – toile – (chỉnh sửa thiết kế) – chỉnh sửa mẫu rập – lên mẫu thử

Tại Comme des Garçons, Rei Kawakubo thường đưa cho các thợ mẫu những bản vẽ concept thiếu chi tiết, và đôi khi không có bản phác thảo nào. Điều này có nghĩa Kawakubo giao cho thợ tạo mẫu một phần trách nhiệm thẩm mỹ và tính sáng tạo, cao hơn tiêu chuẩn bình thường đối với các thợ tạo mẫu trong ngành.
ảnh: comme des garçons
(Ảnh: Comme Des Garçons)

8. In vải trên giấy – Rập trực tiếp lên cơ thể người – (Phác thảo) – Lên mẫu rập phẳng – Toile – (Chỉnh sửa thiết kế) – Chỉnh sửa mẫu rập – Mẫu thử

NTK Zandra Rhodes thường dùng vải in để xác định hình dạng quần áo và giảm thiểu rác thải. Rhodes ghim tờ giấy in lên cơ thể trước gương để xác định vị trí của hình in trong không gian ba chiều.

ntk zandra rhodes. thời trang không rác thải
NTK Zandra Rhodes (Ảnh: Louise Roberts)

Qua 8 cách thiết kế phổ biến trên, có thể thấy những NTK có nhiều cách tiếp cận đa dạng: có người phác thảo có người không, có người kết hợp cả rập phẳng và rập 3D, v.v. Tuy vậy, công đoạn rập và cắt vải mẫu dựa trên rập giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ 8 quá trình. Tiến sĩ Mcquillan và Rissanen đều cho rằng việc rập và cắt vải mẫu sẽ trở thành một kim chỉ nam cho thời trang không rác thải. Bên cạnh đó, sự giao tiếp hiệu quả giữa NTK thời trang và thợ cắt vải mẫu cũng được đề cao.

Hy vọng qua bài viết lần này, bạn đọc có thể hiểu thêm về vai trò của pattern cutter (nghệ thuật cắt vải) trong toàn bộ quá trình thiết kế, cũng như một số thách thức mà thời trang không rác thải đang gặp phải.

CHIA SẺ BÀI VIẾT!

Icon Icon Icon

Có thể bạn cũng thích

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT
ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nội dung bình luận *

Tên của bạn *

Địa chỉ email *

...
               
Đăng ký email để nhận tài liệu "7 Thói Quen Của Người Thành Công"!