Home / Phong Cách Sống / Quiet quitting – khi mọi thứ vừa đủ là được
Icon Icon Icon

Yêu Bản Thân

Quiet quitting – khi mọi thứ vừa đủ là được

Quiet quitting có phải là bản thân không đủ cống hiến?

27/08/2022

“Quiet quitting” được xem là phòng trào mới nở rộ sau đại dịch tại các công ty trên toàn thế giới. Nhiều người trẻ hiện hiện nay xem đây là “kim chỉ nam” trong công việc và cảm thấy hài lòng với cuộc sống như vậy. Vậy liệu “quiet quitting” có nghĩa là gì và nó có tác động thế nào tới các công ty và ngay cả bản thân chúng ta? Cùng Chaubuinet tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!

Chính xác thì “quiet quitting” là gì?

Quiet quitting được định nghĩa là một hình thức nghỉ việc trong nhận thức khi mà người lao động chỉ hoàn thành vừa tròn trách nhiệm của mình và bỏ qua những cố gắng trong công việc. Một số biểu hiện của “quiet quitter”:

  • Thường xuyên im lặng, không đóng góp ý kiến trong những cuộc họp
  • Không chấp nhận tăng ca dù là ít hay nhiều
  • Hời hợt với đồng nghiệp
  • Không tham gia vào các hoạt động của công ty
  • Không có mưu cầu thăng tiến, phát triển trong sự nghiệp
  • Cắt đứt liên lạc vào cuối tuần

Hiện nay, với các quốc gia, công ty tôn trọng quyền bình đẳng trong luật lao động thì phong trào này chưa trở nên một vấn đề quá lớn gây tranh cãi. Bên cạnh đó, nhiều người cũng đồng ý rằng đây là một “cuộc cách mạng” cho việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, có các ý kiến trái chiều về việc giới trẻ cảm thấy mất kết nối với công việc, không còn động lực để cố gắng sau hơn 2 năm đại dịch.

Ảnh – Daily Mail

Lý do “quiet quitting” nở rộ?

Phong trào này được ghi nhận xuất phát từ Trung Quốc vào khoảng tháng 04 năm 2021. Cụ thể, bắt nguồn từ phong trào tang ping hay lying flat (nằm thẳng), giờ đây “silence quitting” đã nở rộ với hàng triệu video trên Tiktok như một lối sống, phong trào xã hội.

Ảnh – CBS 8

1. Tác động hậu đại dịch

Trong thời gian đại dịch diễn ra, nhiều người đã thật sự bị vắt kiệt sức khi vừa chịu áp lực công việc lớn, vừa phải xoay sở để cân bằng cho cuộc sống thường ngày bị đảo lộn do dịch COVID. Điều này phần nào đó đã mài mòn đi ý chí phấn đấu cũng như tinh thần của họ với công việc. Dần dần, tác động này có thể khiến mọi người cảm thấy bị mất đi nhiệt huyết, sự hài lòng và tâm trí không còn thật sự đặt vào công việc mà mình đang làm nữa!

2. Sự hài lòng trong công việc giảm mạnh

Như đã nói bên trên, hiện nay nhiều người không còn cảm thấy hài lòng với công việc mà mình đang làm. Theo khảo sát, chỉ có 33% nguồn lực trên thế giới cảm thấy hạnh phúc với thời gian làm việc còn số còn lại thì chỉ chăm chăm vào đồng hồ để mong đến giờ về. Ngoài ra, mức độ stress của người lao động cũng tăng cao khi có tận 44% nhân sự cảm thấy họ bị quay cuồng trong công việc và không có đường thoát.

3. Dành thời gian cho bản thân

Từ hai điều trên, người lao động bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc dành thời gian cho bản thân mình, Khi đó, thứ tự ưu tiên trong họ cũng thay đổi khi công việc không còn nằm trong top đầu mà thay vào đó là những mối quan tâm khác, như gia đình, bạn bè, thú vui trong cuộc sống. Đây là lý do nhiều người đồng ý rằng việc này giúp họ cải thiện được sức khỏe tinh thần đáng kể!

Câu chuyện chưa rõ đúng sai

Thật khó để thẳng thắn nhận định rằng phong trào này đang diễn ra theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực. Nhiều chuyên gia cho rằng nếu xét trên diện rộng, khi phong trào này trở thành một “đại dịch nghỉ việc” thì các công ty, ngành công nghiệp thật sự bị đeo dọa về nguồn lực cũng như là sự phát triển.

Thể nhưng với quan điểm của nhiều bạn trẻ hiện nay thì “quiet quitting” chính là chìa khóa dẫn lối họ đến với sự cân bằng trong cuộc sống. Cơ bản họ vẫn cảm thấy hạnh phúc để tận hưởng cuộc sống đó là vì họ vẫn hoàn thành trách nhiệm công việc được giao trong thời gian làm việc, chứ không phải bỏ bê tất cả. Vì vậy, họ cũng chẳng cần phải cảm thấy áy náy gì khi sống với châm ngôn này.

Ảnh – The Times

Chiều hướng này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp lên chúng ta ra sao? 

Đối với nhà tuyển dụng

Các doanh nghiệp, công ty sẽ cần có những hành động cụ thể để có thể đối mặt với phong trào này chứ không thể im lặng và đợi nó qua đi. Nguyên nhân lớn nhất của tình trạng này là do họ mất sự kết nối trong công việc khiến người lao động không thể cảm nhận mục đích và ý nghĩa với việc mình đang làm. Vì vậy, trong tương lai nhà tuyển dụng sẽ phải có những phương án đối với quiet quitting:

  • Định hình mục đích trong công việc của doanh nghiệp: không chỉ đơn giản là làm ăn có lãi, mà các công ty cần có một “vision” và chia sẻ với nhân viên để truyền động lực cho họ.
  • Giúp nhân viên tìm được ý nghĩa trong công việc của họ: Chia sẻ, định hướng và nhấn mạnh giá trị của nhân viên để họ cảm nhận được ý nghĩa công việc của mình hiện tại.
  • Tạo môi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh: tính cạnh tranh trong công việc sẽ giúp nhân viên giữ “lửa” được trong công việc nhưng vẫn yêu thích, thoải mái với môi trường làm việc.
  • Phần thưởng và sự công nhận: sự khen thưởng và công nhận cần phải đi đôi với nhau vì người lao động ngày càng thực tế với yêu cầu của mình.
  • Chế độ ưu đãi khi tăng ca: nhiều nhân viên ủng hộ “quiet quitting” vì họ không bao giờ được hưởng chế độ over-time, khi doanh nghiệp nghiễm nhiên cho rằng nhân viên phải cống hiến cho công ty. Điều này sẽ cần thay đổi trong thời gian tới.
  • Tạo dựng con đường sự nghiệp: một con đường sự nghiệp thăng tiến được hoạch định rõ ràng sẽ luôn là một động lực lý tưởng cho bất kỳ ai

Đối với người lao động:

Ngược lại với chính những người lao động, bạn cũng hoàn toàn có thể có những động thái chủ động với doanh nghiệp nhằm khơi lại niềm cảm hứng và nhiệt huyết trong công việc. Chẳng hạn như thẳng thắn trao đổi với công ty về những điều kiện đi kèm có thể khiến bạn muốn cống hiến hoặc yêu cầu về lương thưởng mỗi khi tăng ca cuối tuần hoặc làm thêm giờ.

Thế nhưng trước khi bạn ra quyết định “quiet quitting” hoặc đòi hỏi thêm những quyền lợi từ công ty, hãy tự hỏi bản thân thật kĩ xem mục đích của mình trong việc này gì. Liệu điều bạn muốn có thật sự là vì bạn đang hướng tới work-life balance hay đây chỉ là một lời biện minh cho sự thiếu động lực của bản thân? Cũng tốt thôi nếu bạn muốn về nhà sớm thay vì “bán mình” cho công việc. Nhưng về nhà sớm có khiến bạn dành thời gian cho gia đình, bạn bè, những điều mình yêu thích, hay chỉ là thêm thời gian để bấm điện thoại, xem TV?

Mỗi người sẽ có một mục đích sống và làm việc khác nhau. Còn bạn, bạn nghĩ gì về xu hướng này? Comment cho Chaubuinet biết nhé!

CHIA SẺ BÀI VIẾT!

Icon Icon Icon

Có thể bạn cũng thích

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT
ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nội dung bình luận *

Tên của bạn *

Địa chỉ email *

...
               
Đăng ký email để nhận tài liệu "7 Thói Quen Của Người Thành Công"!