Home / Phong Cách Sống / Nước ép rau xanh: Vị thuốc giảm cân “khó nhằn”
Icon Icon Icon

Ăn Sạch Uống Xanh

Nước ép rau xanh: Vị thuốc giảm cân “khó nhằn”

Các loại nước ép rau “quái chiêu” không hỗ trợ giảm cân như mong muốn?

20/10/2022

Nước ép không phải là phương pháp giảm cân. Thế nhưng, việc thêm nước ép vào thực đơn hàng ngày là cách hiệu quả để hỗ trợ cho quá trình đào thải độc tố, tăng cường khả năng trao đổi chất giúp cơ thể giữ dáng, giảm cân lành mạnh. Một số loại rau xanh giàu chất xơ rất tốt cho sức khỏe nhưng lại là nỗi “ám ảnh” của một số tín đồ. Thực tế, nước ép rau có thể linh hoạt với nhiều công thức giúp cải thiện vị giác mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả.

(Ảnh: Organic Authority)

Những loại rau nào có thể làm nước ép?

Rau xanh là nguồn cung dồi dào của các loại vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật có lời. Chính vì thế, nhiều mặt hàng nước ép rau xanh đóng sẵn trên thị trường được bày bán hàng loạt. Tuy nhiên, các sản phẩm này thường được thanh trùng bằng cách làm nóng khiến một số chất dinh dưỡng trong rau nhạy cảm với nhiệt và các hợp chất thực vật bị phá hỏng.

nước ép rau xanh
(Ảnh: Doug Cood RD)

Mặt khác, lượng đường dư thừa trong các sản phẩm cũng đem lại tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Theo các lí do đó, việc làm nước ép tại nhà là phương án an toàn, đảm bảo hiệu quả cùng các thành phần rau tươi mới, linh hoạt các lựa chọn cho ra nhiều mùi vị khác nhau. 

Cải cầu vồng và cải xoăn chứa vitamin A và K. Cỏ lúa mì đem lại nhiều vitamin C và sắt. Một số loại rau xanh phổ biến để làm nước ép có thể kể đến như cần tây, rau bina, dưa chuột, rau mùi tây, bạc hà,… 

Nước ép rau nhiều chất xơ?

Nhiều người có nhận định sai về lượng chất xơ trong nước ép rau. Đặc biệt, một số cô gái không thích ăn rau còn an tâm thêm nước ép vào thực đơn hàng ngày thay cho tất cả các món rau. Tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn đúng đắn cho cơ thể.

(Ảnh: The List)

Vì sao lại nói như vậy? Ép nhuyễn rau xanh sẽ loại bỏ phần lớn chất xơ so với rau ban đầu. Nước ép rau xanh có chứa chất xơ nhưng không thể thay thế toàn bộ rau xanh trong các bữa ăn. Khi thiếu chất xơ, cơ thể bạn sẽ mất kiểm soát về huyết áp, lượng đường trong máu và mức cholesterol. Mặt khác, thiếu chất xơ nghiêm trọng cũng khiến bạn rối loạn tiêu hóa, trào ngược axit, viêm túi thừa và loét đường ruột. 

Một số loại nước ép rau hiệu quả

  • Nước ép cần tây

Cần tây nên đứng đầu danh sách bởi những lợi ích nó mang lại. Thời gian gần đây, cần tây trở thành một trong những nguyên liệu phổ biến đối với những người tiêu dùng quan tâm sức khỏe. Cần tây cung cấp chất chống oxy hóa, các hợp chất thực vật có lợi giúp giảm stress, kháng viêm và giảm lượng cholesterol trong cơ thể.

nước ép rau cần tây
(Ảnh: BBC Good Food)

Đặc biệt, cần tây chứa rất ít calo mà hầu hết là nước (lên đến 95%). Ngoài việc giữ độ ẩm cho làn da, cần tây giúp bạn no lâu và kiểm soát cơn thèm ăn, kết hợp với tập thể dục để giảm cân hiệu quả. Với mùi vị khá “khó nhằn” của cần tây, ép cùng với mật ong sẽ ngon hơn và hỗ trợ việc kiểm soát cân nặng tốt nhất. 

  • Nước ép cải xoăn

Nhiều loại nước ép táo cải xoăn là sản phẩm được bày bán khá phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, tự ép tại nhà giúp bạn đảm bảo lượng đường và các thành phần tươi ngon. Cải xoăn chứa khoảng 1 gam chất xơ cho mỗi cốc 20 gam nước ép. Các nghiên cứu chỉ ra rằng cải xoăn giúp ổn định lượng đường trong máu.

(Ảnh: Vaya)

Ngoài táo, bạn có thể tăng hương vị cho nước ép cải xoăn bằng cách thêm các thành phần “thơm ngon” khác như nước chanh, gừng hoặc cà rốt. Cải xoăn giúp cơ thể cải thiện hoạt động não bộ, hỗ trợ các hoạt động xương khớp, cải thiện thị lực và dự phòng ung thư. 

  • Nước ép dưa chuột

Một thành phần dễ tìm tại mọi cửa hàng rau củ. Hàm lượng nước và chất xơ cao của dưa chuột giúp bạn no lâu và kiểm soát cơn thèm ăn dễ dàng. Dưa chuột chứa nhiều magie, kali và chất xơ hỗ trợ tốt trong việc điều hòa huyết áp. Với công dụng “đa-zi-năng” và mùi vị dễ chịu của dưa chuột, các chuyên gia khuyên dùng 1 ly nước ép dưa chuột mỗi ngày sau bữa ăn.

(Ảnh: Yellow Chilis)

Tuy nhiên, không nên lạm dụng nước ép dưa chuột mà nên tuần hoàn thay đổi loại nước ép cho mỗi ngày. Chất cucurbitacin trong dưa leo rất khó tiêu và nhạy cảm đối với các hệ tiêu hóa yếu. Mặt khác, hiệu ứng thanh nhiệt của dưa chuột cũng khiến các biểu hiện của bệnh hô hấp thêm trầm trọng nên cần đặc biệt chú ý. 

  • Nước ép khổ qua

Thoạt nghe có vẻ khổ qua không thực sự phù hợp để làm nước ép rau. Tuy nhiên, ngược lại với vị đắng khó chịu, công dụng của khổ qua lại rất “ngọt ngào”. Nước ép khổ qua kích thích gan tiết ra mật cần thiết để chuyển hóa chất béo. Mặt khác, 100 gam khổ quả chỉ chứa 17 calo, hỗ trợ tuyệt đối quá trình giảm cân của các cô gái.

nước ép khổ qua
(Ảnh: India TV News)

Cách giảm vị đắng của khổ qua là ngâm chanh trước khi ép hoặc ép cùng với chanh. Axit của chanh sẽ giúp hòa tan bớt vị đắng của khổ qua, kết hợp cùng đường, mật ong hoặc một chút muối sẽ cho một ly nước ép “dễ dàng” hơn cho bạn. 

Lạm dụng nước ép rau xanh

Nước ép rau mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là quá trình giảm cân. Tuy nhiên, nếu không sử dụng điều độ mà lạm dụng nó sẽ dẫn đến tác dụng phụ nghiêm trọng. Rau xanh được xem là chất kháng dinh dưỡng (antinutrient) bởi liên kết với các khoáng chất trong thực phẩm và ngăn chặn việc hấp thụ chất khoáng.

nước ép xanh
(AnrhL Inspired Taste)

Thậm chí, lượng oxalate đậm đặc trong rau xanh sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến những quả thận yếu, gây ra sỏi thận hoặc suy thận. Chính vì thế, bạn cần cân nhắc sử dụng nước ép rau điều độ để cân bằng cùng các loại thực phẩm khác trong bữa ăn, tránh các tác dụng phụ không mong muốn nhé!

CHIA SẺ BÀI VIẾT!

Icon Icon Icon

Có thể bạn cũng thích

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT
ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nội dung bình luận *

Tên của bạn *

Địa chỉ email *

...
               
Đăng ký email để nhận tài liệu "7 Thói Quen Của Người Thành Công"!