Home / Phong Cách Sống / Yêu Bản Thân / Nghề KOL/KOC kiếm tiền thế nào?
Icon Icon Icon

Yêu Bản Thân

Nghề KOL/KOC kiếm tiền thế nào?

Bạn đã biết bao nhiêu hình thức thu nhập của nghề KOC/KOL?

01/05/2022

Sự ảnh hưởng, mức độ viral của những nội dung bạn làm trên mạng xã hội có thể khiến bạn trở nên nổi tiếng, chú ý hơn. Tuy nhiên, nếu bạn xem KOL/KOC là một cái nghề có thể giúp bạn trang trải cho cuộc sống thì bạn phải biết cách chuyển hóa sự ảnh hưởng đó thành nguồn thu nhập cá nhân.

Hiện nay, không đơn thuần là KOL/KOC chỉ kiếm tiền từ nền tảng họ đăng tải nội dung dựa trên views hay lượt xem nữa mà còn rất nhiều cách khác nhau. Vậy có những cách cơ bản nào để một KOL/KOC có thể tạo ra thu nhập cho bản thân? Cùng xem bài viết này nhé!

1. Affiliate marketing (Tiếp thị liên kết)

Đây là một trong những hình thức dễ và hot nhất gần đây để các bạn từ micro influencer cho đến macro influencer đều có thể tạo ra thu nhập. Nghe thì có vẻ phức tạp và khó hiểu nhưng hình thức này chỉ đơn giản là bạn sẽ phát triển nội dung hoặc review về một mặt hàng hoặc dịch vụ. Sau đó, bạn gắn link mua hàng do nhãn hàng cung cấp vào bài post, story hoặc video trên kênh social của mình. Khi có người mua hàng qua đường link bạn chia sẻ, bạn sẽ nhận được hoa hồng từ thương hiệu.

Tùy theo lĩnh vực cũng như mức chi tiêu của người sử dụng khi click vào link mà bạn sẽ kiếm được mức thu nhập khác nhau từ affiliate. Tỉ lệ hoa hồng bình thường sẽ dao động trong khoảng 5-30$/món hàng.

Ảnh – Smallbusiness.co.uk

2. Quảng cáo hiển thị

Thu nhập từ quảng cáo hiển thị là nguồn thu nhập thụ động mà tại Việt Nam hiện chỉ đang khả thi với các influencer có kênh Youtube riêng hoặc trang blog cá nhân.

Với những bạn có kênh Youtube, mọi người có thể tham gia chương trình YouTube Partner Program. Điều này đồng nghĩ với việc bạn đồng ý để dịch vụ AdSense (Google) tự đề xuất và chèn quảng cáo vào các video của mình. Tuy nhiên, sẽ cần một số yêu cầu cơ bản để một Youtuber có thể tham gia chương trình này: đó là đủ 1,000 người theo dõi, 4,000 giờ thời lượng xem video và đồng ý chia 45% doanh thu cho Youtube.

Còn đối với những bạn có trang blog cá nhân, bạn cũng có thể lựa chọn hai phương án. Một là sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ quản lý quảng cáo. Hai là bạn có thể chủ động liên hệ các thương hiệu để thương lượng về việc đặt banner trên website hoặc blog của mình.

Khi đó, thu nhập của bạn sẽ được tính theo hai cách phổ biến:

Cost per click (CPC): chi phí quảng cáo được tính theo lượt người đọc và click vào quảng cảo.

Cost per mille (CPM): chi phí sẽ được trả mỗi khi quảng cáo đạt 1,000 lượt xem trang blog/website và người xem không cần phải click vào quảng cáo.

3. Tạo nội dung được tài trợ bởi các thương hiệu

Hình thức này tương đồng với việc review sản phẩm nhưng cần sự đầu tư hơn. Việc bạn đưa sản phẩm vào nội dung của mình không còn đơn thuần là bài PR như xưa mà cần liên thục thay đổi để sáng tạo, thích ứng với thị trường hiện nay.

Chẳng hạn như một số nhà hàng, quán ăn muốn mời bạn đến thưởng thức trải nghiệm để đổi lấy những bài review quán trên kênh của bạn. Hoặc những brand quần áo muốn tài trợ đồ cho bạn để làm những clip Tiktok phối đồ hay đơn giản là check in OOTD mỗi ngày. Tùy vào lĩnh vực mà bạn sẽ có những hình thức hợp tác khác nhau với các nhãn hàng.

Đối với từng chiến dịch, sản phẩm, bạn sẽ thỏa thuận trước với thương hiệu về các hạng mục như mức tài trợ, hình thức thực hiện, hay quyền lợi,… Đương nhiên rằng mức tài trợ sẽ phụ thuộc vào tính chất thị trường và khả năng tạo ảnh hưởng và tiếp cận khán giả của bạn.

4. Trở thành đại sứ thương hiệu

Thường vị trí đại sứ thương hiệu sẽ dành cho những bạn từ macro influencer cho đến celebrity vì vị trí này cần có mức độ nhận diện rộng rãi và tạo được sức ảnh hưởng lớn.

Thông thường thì những hợp đồng làm đại sứ thương hiệu này sẽ kéo dài từ ít nhất vài tháng cho đến vài năm. Bạn sẽ nhận được sản phẩm từ thương hiệu và làm quảng cáo những sản phẩm này trên mạng xã hội của mình. Ngoài ra, tùy những điều khoản đi kèm trong hợp đồng mà nhiều nhãn hàng còn chia sẻ thêm hoa hồng cho các đơn hàng mà influencer tạo ra.

Đây có thể là một hình thức tạo ra nguồn thu nhập lớn nhưng bạn cũng cần phải có thời gian và sự cố gắng để đạt được.

BTS trở thành Đại sứ thương hiệu của Louis Vuitton. Ảnh: Louis Vuitton.

5. Tạo sản phẩm độc quyền với thương hiệu

Tương tự như hình thức bên trên, đây là một trong những hình thức hợp tác cao cấp nhất giữa thương hiệu và KOL. Vì khi đó, quyết định tiêu dùng của khách hàng không chỉ còn dựa trên review hay thương hiệu mà còn vì sự yêu thích của họ với dấu ấn của influencer trên sản phẩm.

Chẳng hạn mới đây, Châu cũng vừa có dịp hợp tác với PNJ để cho ra mắt dòng sản phẩm STYLEbyPNJ x CHOUCHOU mang tên “Hải Châu”. Bộ sưu tập lấy nguồn cảm hứng từ những chuỗi trai vintage mẹ Lan trân quý, Châu và STYLE đã đưa huyền thoại ngọc trai trở lại đường đua “tuyên ngôn cá tính”.

Ảnh: PNJ

Hi vọng bài viết đã gíup mọi người có một cái nhìn toàn diện hơn về nghề KOL/KOC và cách họ xây dựng sự nghiệp nhé!

Đón xem các bài viết trong chủ đề KOL/KOC cùng Chaubuinet tại đây! 

CHIA SẺ BÀI VIẾT!

Icon Icon Icon

Có thể bạn cũng thích

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT
ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nội dung bình luận *

Tên của bạn *

Địa chỉ email *

...
               
Đăng ký email để nhận tài liệu "7 Thói Quen Của Người Thành Công"!