Home / Phong Cách Sống / Làm sao để bơ “fake news” đi mà sống?
Icon Icon Icon

Yêu Bản Thân

Làm sao để bơ “fake news” đi mà sống?

Biết gì thì biết, phải biết phân biệt fake news!

28/07/2021

Fake news là một khái niệm không quá xa lạ hiện nay. Nó được hiểu đơn giản là các tin tức giả mạo chưa được kiểm chứng hay có thể gọi là tin vịt lan truyền tràn lan trên báo chí online hay mạng xã hội. Ví dụ như gần đây, những tin không chính xác về tình hình dịch bệnh, chương trình tiêm vaccine COVID-19 hay các nhóm đầu tư tài chính đang nở rộ lên một cách rất nhanh chóng.

Fake news không chỉ xuất hiện mới đây mà cũng có một quá trình hình thành và ngày càng bị lợi dụng cũng như để lại nhiều tác hại hơn. Trong bài viết này, Châu sẽ cùng mọi người một lần tìm hiểu về fake news và cách để sàng lọc, tránh tiếp nhận những thông tin đó nhé!

Sự ra đời của fake news 

Fake news từ xưa được xem như thứ vũ khí hữu dụng của những kẻ nằm quyền lực. Đặc biệt là trong chính trị, điều khiến thông tin tốt là một yếu tố then chốt để quyết định những thắng lợi.

Có một câu chuyện trong thời La Mã cổ đại về Octavian – con nuôi của Julius Caesar đã lợi dụng một chiến dịch truyền thông bôi nhọ danh tiếng để loại bỏ tướng Marc Athony để lên ngôi hoàng đế với ngôi vị Augustus. Điều tương tự xảy ra trong Thế chiến thứ 2 khi cả Đức Quốc Xã và quân Đồng Minh rải truyền đơn bóp méo thông tin về cuộc chiến.

Cho đến khi các phương tiện truyền thông đại chúng trở nên phát triển, dân chúng mới có thể tra cứu và nhìn nhận khách quan hơn đâu là tin giả, đâu là tin thật. Nhưng mặt trái của nó là thông tin có thể được truyền đi rất nhanh dù có được kiểm chứng hay không.

Internet và mạng xã hội – những nhân tố thay đổi cuộc chơi

Trước khi Internet xuất hiện, sẽ rất khó để có thể lan truyền một luồn thông tin. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi khi Internet trở nên phổ biến và đặc biệt là mạng xã hội. Thời điểm bùng nổ mạng xã hội trên toàn cầu đã phá vỡ mọi rào cản về truyền tải, trao đổi thông tin giữa con người với nhau. Một lượng lớn thông tin được lưu thông hằng ngày trên các nền tảng đó bất kể là được kiểm chứng hay chưa.

Nguy hiểm hơn là bất kỳ ai cũng có thể khởi tạo và lan truyền thông tin, bất kể vì mục đích gì. Việc kiểm soát thông tin là dường như không thể. Năm 2018, chính CEO của Facebook Mark Zuckerberg đã phải công khai xin lỗi người dân Mỹ vì Facebook đã thất bại trong việc giám sát và chọn lọc thông tin lan truyền trên nền tảng này. Hàng loạt tổ chức đã sử dụng fake news và big data để định hướng truyền thông và gây ảnh hưởng đến kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Như vậy bạn có thể thấy rằng, chỉ cần một phần thông tin của sự thật bị bóp méo, chúng sẽ trở thành những “fake news” được lan truyền với tốc độ chóng mặt và gây ra những hậu quả không thể lường trước.

Vậy làm sao để bơ “fake news” đi mà sống?

Luật pháp, nhà nước, công ty tư nhân hay các thuật toán công nghệ luôn đau đầu trong cuộc chiến chống lại fake news. Sẽ tốt hơn nếu mỗi chúng ta luôn trang bị đủ kiến thức để bảo vệ mình trước những luồng thông tin sai lệch đó. Dưới đây, Châu muốn gợi ý mọi người một số bước mà Châu áp dụng để kiểm chứng độ tin cậy mỗi khi tiếp nhận một thông tin mới nào đó.

1. Đọc tiêu đề bài viết: những bài viết lan truyền tin fake luôn có xu hướng giật tít, giật gân để thu hút sự chú ý của bạn đọc. Châu khi gặp những tiêu đề kiểu như “Chuyện cực shock về…”, “Bí mật động trời của…” thì sẽ âm thầm lướt qua. Khi bạn thấy tiêu đề nghe có vẻ khó tin thì nội dung chắc có lẽ cũng như vậy mà thôi.

2. Quan sát đường link: đường link của những bài viết fake sẽ thường mô phỏng lại một trang đáng tin cậy nào đó, chúng chỉ chỉnh sửa một chút so với đường link gốc. Bạn nên chú ý kỹ vì những đường link này còn có nguy cơ chưa virus gây nguy hại cho thiết bị của bạn.

3. Kiểm tra nguồn tin: Châu có thói quen chỉ tiếp nhận thông tin từ những trang báo mạng chính thống, các tổ chức lớn có uy tín. Đó là một trong những cách nhanh nhất để đảm bảo rằng thông tin bạn tiếp cận có độ chính xác cao.

4. Xem cách trình bày bài viết: Những bài viết lan truyền tin không chính xác thường có đình dạng rất kỳ quặc kèm theo thường xuyên sai chính tả, dấu chấm câu lộn xộn.

5. Kiếm tra ảnh: Tin tức giả thường đính kèm hình ảnh để tăng độ tin tưởng nhưng đa phần đều là hình lấy trên mạng xuống. Vì vậy, nếu thực sự quan tâm đến luồng thông tin đó thì Châu thấy hình ảnh cũng là một yếu tố có thể giúp mọi người đánh giá độ tin cậy.

6. Kiểm tra thông tin thời gian: Các tin fake đôi khi có những mốc thời gian rất vô lý giữa thời gian đăng bài và thời gian trong bài viết. Thậm chí nhiều khi Châu còn thấy bị sửa đổi một cách trắng trợn.

7. Kiếm ta thông tin bằng chứng: nhiều bài viết đôi khi chỉ đưa ra toàn như lời lẽ khẳng định nhưng không thể đưa ra bất kỳ một dẫn chứng thuyết phục nào cả. Ví dụ hiện nay Châu đang thấy có sự lan truyền thông tin về ảnh hưởng của vaccine lên sức khoẻ người tiêm, cho đến những phương thức chống COVID hoàn toàn không có bằng chứng khoa học hoặc ít ra là trích từ nghiên cứu khoa học nào hết, vì vậy đều là những thông tin không đáng tin cậy.

8. Tìm hiểu thông tin qua nhiều nguồn: Châu khi tìm hiểu về một thông tin gì đó thường sẽ tìm hiểu qua nhiều nguồn chứ không chỉ một. Nếu nhiều tổ chức uy tín có những nội dung chống lại bài viết đó thì có khả năng đó là tin fake.

9. Xem lại tính chất nguồn tin Thời đại này là thời đại mà meme lên ngôi, vì vậy, mọi người nên chú ý xem những bài viết đó mang tính chất bông đùa hay không nhé.

10. Cuối cùng là trường hợp những bài viết được viết rất thuyết phục nhưng tác giả muốn cố tình bóp méo sự thật, hoặc chỉ phân tích theo một hướng nhìn phiến diện. Với những trường hợp như vậy, bạn cần phải hết sức tỉnh táo và có tư duy phản biện tốt để nhìn nhận khách quan sự thật của vấn đề.

Đừng là những người tiếp tay cho fake news bằng cách chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng hoặc đến từ nguồn tin không đáng tin cậy. Chúng ta hãy là những người trẻ biết share một cách có trách nhiệm nhé!

CHIA SẺ BÀI VIẾT!

Icon Icon Icon

Có thể bạn cũng thích

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT
ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nội dung bình luận *

Tên của bạn *

Địa chỉ email *

...
               
Đăng ký email để nhận tài liệu "7 Thói Quen Của Người Thành Công"!