Home / Phong Cách Sống / Hội chứng Imposter Syndrome – Vì sao chúng ta không thể ‘enjoy cái moment này’?
Icon Icon Icon

Phong Cách Sống

Hội chứng Imposter Syndrome – Vì sao chúng ta không thể ‘enjoy cái moment này’?

Bạn có bao giờ đắm chìm trong cảm giác ngờ vực chỉ vì tin rằng mình không đủ giỏi?

24/10/2022

Bạn có bao giờ đắm chìm trong cảm giác ngờ vực chỉ vì tin rằng mình không đủ giỏi hay những thành công của bản thân chỉ đến từ may mắn? Nếu bạn luôn có suy nghĩ “mình thật tầm thường so với phiên bản bạn bè, đồng nghiệp miêu tả”, chào mừng bạn đến với hội chứng tâm lý Imposter Syndrome. Vì rất có thể bạn đã rơi vào vòng luẩn quẩn của những ‘nhiễu loạn’ trong tâm trí từ hội chứng này. 

1. Imposter Syndrome là gì?

Imposter Syndrome (n), hay còn gọi là Hội chứng kẻ mạo danh. 

Đây là một hiện tượng tâm lý mà cá nhân thường tự cho rằng mình không tài giỏi, thông minh, sáng tạo như năng lực họ có; họ không xứng đáng với thành công đạt được, họ sợ mắc lỗi và sợ người khác phát hiện ra sự kém cỏi của mình.

Ai cũng có thể mắc hội chứng này, bất kể giới tính, địa vị xã hội, năng lực hay bằng cấp. Họ cho rằng thành tựu mình đạt được đi kèm với suy nghĩ “Tất cả chỉ là do may mắn”. Sự nghi ngờ đó khiến họ càng lao vào làm việc nhiều hơn, nhưng không chịu dành bất cứ sự công nhận nào cho nỗ lực của mình. 

Nguồn – Clevaland Clinic

2. Imposter Syndrome tồn tại từ bao giờ? 

Hội chứng kẻ mạo danh vốn đã tồn tại từ lâu trước khi thuật ngữ này được đặt tên bởi hai nhà tâm lý học Pauline Clance và Suzanne Imes vào năm 1978. Trong nghiên cứu của mình, họ phát hiện ra nhiều phụ nữ thành đạt thực sự tin rằng mình không xứng đáng khi được hỏi về thành công. Không lâu sau, những nghiên cứu được đăng trên tờ Psychology Today phát hiện ra Imposter Syndrome cũng dày vò đàn ông không kém gì phụ nữ. 

Imposter Syndrome không phải một sự khiêm tốn thông thường. Nó khiến họ nơm nớp lo sợ người khác “vạch mặt” những may mắn đằng sau thành công của mình. Họ bị ám ảnh bởi tiểu tiết, và không bao giờ hài lòng với bản thân. 

3. Imposter Syndrome đến từ đâu?  

Theo trang Entrepreneur, rất nhiều người nổi tiếng từng chia sẻ mình mắc hội chứng kẻ mạo danh như Mark Zuckerberg, Elon Musk, Tom Hanks, Michelle Obama, Emma Watson, Lady Gaga, Jennifer Lopez. Tại phóng sự về mình, Lady Gaga nói, “Đôi khi tôi vẫn cảm thấy mình chỉ là một đứa bét lớp hồi cấp ba, run rủi thế nào mới được nổi tiếng.”

Nguồn – Entrepreneur

Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta dễ cảm thấy hoài nghi về bản thân dù là người có năng lực lẫn trình độ chuyên môn. Điều này phản ánh phần nào khía cạnh con người trong xã hội hiện đại – những con người cầu toàn, theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo và lấy sự tự ti, áp lực cùng nỗi sợ bị đánh giá làm bạn. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến biểu hiện tâm lý này, chủ yếu đến từ: 

  • Kỳ vọng từ gia đình và áp lực từ xã hội
  • Chạy theo sự hoàn hảo 
  • Áp lực đồng trang lứa 

Thông thường, hội chứng kẻ mạo danh bắt đầu bằng việc mong muốn trở thành người đặc biệt, người giỏi nhất hay muốn được xuất sắc trong mọi mặt. Thế rồi khi thành công đến và được mọi người tung hô, họ bắt đầu chịu áp lực và xuất hiện nỗi sợ thất bại, sợ không vượt qua được thành công của chính mình, sợ bị phủ nhận khả năng và hạ thấp sự tán dương. 

4. Phải làm gì để thoát ra? 

“The secret to happiness is having low expectations.” – Warren Buffett

Gửi những người quần quật với deadlines nhưng vẫn nghĩ mình chưa đủ tốt: 

Đối mặt (Self-reflection) 

Ai cũng sợ mình sẽ bị thụt lùi, sợ công việc không có tiến triển, vì thế không ai dám cho phép mình dừng lại. Thay vì phớt lờ, hãy trả lời ba câu hỏi: Điều bạn đang làm có giúp bạn giải quyết vấn đề không? Điều gì đang làm bạn bận tâm? Bạn muốn cuộc sống của mình như thế nào? 

Ngừng so sánh bản thân 

Mỗi người đều có con đường riêng, với những nốt thăng trầm và bài học riêng. Ngưng so sánh để tập trung vào điểm mạnh của bạn. Những điều tuyệt vời chỉ riêng bạn mới có, bởi không ai khác ngoài bạn mới tỏ điều gì là tốt nhất và phù hợp nhất với mình. 

Nguồn – Center for Creative Leadership

Tham gia hoạt động lành mạnh

Tất cả đều hối hả chạy trên đường đua cuộc đời, rồi sau đó tất cả cùng kiệt sức. Cũng giống như cuộc chạy Marathon, bạn cần nạp lại năng lượng thì mới tiếp tục chạy bền bỉ được. Hãy thử tạo thói quen với thiền, tập thể dục, đọc sách vì có thể cải thiện sức khỏe, giúp năng suất hơn khi quay lại làm việc.

Tận hưởng cuộc sống và hãy tự hào về bản thân 

Bạn đang làm rất tốt rồi. Hãy tận hưởng và ăn mừng những thắng lợi nho nhỏ. Mọi thứ không thể diễn ra trong tích tắc được. Hãy tự hào về bản thân và những thành tựu đã đạt được. Tất cả chúng ta đều xứng đáng và có quyền hạnh phúc với những điều chúng ta đã cố gắng. 

CHIA SẺ BÀI VIẾT!

Icon Icon Icon

Có thể bạn cũng thích

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT
ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nội dung bình luận *

Tên của bạn *

Địa chỉ email *

...
               
Đăng ký email để nhận tài liệu "7 Thói Quen Của Người Thành Công"!