Home / Phong Cách Sống / Chăm sóc thú nuôi trong mùa dịch
Icon Icon Icon

Thú Cưng

Chăm sóc thú nuôi trong mùa dịch

Hãy trang bị kiến thức và có sự chuẩn bị để chăm sóc cho các em trong thời gian dịch bệnh nhé!

12/10/2021

Mối liên kết giữa thú nuôi và con người đột nhiên trở thành một đề tài phức tạp trong bối cảnh diễn biến của đại dịch COVID-19. Một trong những điểm được mọi người quan tâm nhất chính là liệu thú nuôi có khả năng là cá thể mang virus và lây cho người hay không? Bên cạnh đó thì cũng có rất nhiều gia đình nuôi thú cưng còn hoang mang không biết xử lý thế nào khi không may trong gia đình có người bị nhiễm.

Vừa qua việc tiêu hủy 15 chú chó tại Cà Mau đã khơi lên một sự bất bình trong lòng mọi người, đặc biệt là những người yêu chó. Qua sự việc đó, có thể thấy rằng người nuôi thú cưng cũng cần chuẩn bị kiến thức và những thông tin cần thiết để có thể bình tĩnh xử lý trong bất kỳ tình huống nào.

Sự thật về nguy cơ lây nhiễm giữa người và động vật

Từ người sang động vật:

Trường hợp động vật bị nhiễm bệnh từ người đã được báo cáo từ khi dịch COVID-19 bùng phát. Các loài động vật thường đều bị nhiễm bệnh sau khi tiếp xúc gần với người bệnh. Các nhóm động vật được báo cáo nhiễm COVID-19 gồm:

  • Động vật nuôi trong nhà, bao gồm mèo, chó và chồn sương nuôi.
  • Động vật ở sở thú và khu bảo tồn, bao gồm một số loài như mèo rừng, rái cá và động vật linh trưởng.
  • Hươu đuôi trắng hoang tại một số tiểu bang của Hoa Kỳ.

Từ động vật sang người:

Kể đến thời điểm này, vẫn không có một bằng chứng xác thực cụ thể nào cho việc động vật đóng vai trò quan trọng trong việc lây lan SARS-CoV-2. Gần như chưa có báo cáo nào về việc thú nuôi trong nhà hoặc trang trại lây nhiễm virus cho người. Trường hợp này vẫn đang cần có thêm thời gian để nghiên cứu thêm để tìm hiểu rõ liệu có lây nhiễm giữa những loài động vật khác nhau sang con người hay không.

Chăm sóc thú nuôi khi trong nhà có người mắc COVID-19

Trong trường hợp thành viên trong nhà có người mắc COVID-19 thì bạn hãy cứ bình tĩnh và thực hiện theo những bước sau:

  1. Nếu có thể, hãy nhờ một người khác chăm sóc thú nuôi của bạn.
  2. Nếu ở cùng nhà thì bạn nên cách ly tuyệt đối theo hướng dẫn của Bộ Y tế với người thân và thú cưng.
  3. Hạn chế tuyệt đối việc tiếp xúc với thú cưng, không ôm ấp, vuốt ve hay ngủ chung giường với chúng.
  4. Với những bạn ở một mình, khi phải ở gần chúng để cho ăn, cho uống thì hãy thật cẩn thận đeo khẩu trang, rửa tay diệt khuẩn trước và sau khi tiếp xúc.
  5. Theo dõi những triệu chứng của thú cưng để đảm bảo rằng vật nuôi vẫn an toàn. Nếu thấy chúng có những biểu hiện như sau thì nên cho thú cưng của bạn đi xét nghiệm và sau đó làm theo chỉ dẫn của bác sĩ:
  • Sốt
  • Ho khan
  • Khó thở hoặc thở gấp
  • Lười biếng hoặc uể oải bất thường
  • Hắt xì
  • Tiết dịch mắt
  • Nôn mửa
  • Bệnh tiêu chảy

Làm sao khi thú nuôi có kết quả dương tính với COVID-19?

Trường hợp này hiện chưa phổ biến tại Việt Nam; tuy nhiên, khi tình hình dịch diễn biến phức tạp thì những thông tin này sẽ là vô cùng cần thiết:

  • Khi thú cưng được phát hiện mang bệnh, hãy tuyệt đối giữ thú cưng của bạn ở nhà, trừ khi các em gặp những triệu chứng khó thở, tiêu chảy, sốt thì hãy liên lạc ngay và đưa đến cơ sở thú y.
  • Tách thú cưng với mọi người trong nhà và những vật nuôi khác.
  • Giữ thú cưng trong một phòng riêng biệt, bạn nên tránh tiếp xúc càng nhiều càng tốt.
  • Mang găng tay và khẩu trang cẩn thận khi tiếp xúc để cho ăn, hay châm nước. Chất thải cần được xử lý cẩn thận cho vào túi kín trước khi vứt đi. Luôn luôn rửa sạch tay bằng xà phòng trước và sau khi tiếp xúc.
  • Chuẩn bị vật dụng riêng như khay ăn, bát đựng nước hay đồ chơi riêng cho chúng. Khăn tắm, chăn hay nệm nằm cũng cần được giặt và làm sạch riêng biệt.
  • Thường xuyên ghi chú lại những triệu chứng của vật nuôi của bạn để cập nhật cho bác sĩ thú y để họ có những chỉ dẫn cụ thể.
  • Chuẩn bị sẵn số điện thoại của bác sĩ thú y hoặc phòng khám cho thú cưng mở cửa trong thời gian dịch bệnh.

Lưu ý bạn không nên sử dụng khẩu trang cho thú cưng và không dùng các chất hóa học như cồn để lau trực tiếp lên người của chúng.

Để xác định thời gian kết thúc nhiễm bệnh của vật nuôi thì các bạn nên nghe theo sự hướng dẫn của các bác sĩ thú ý nhé. Mong rằng mọi người sẽ luôn yêu thương và chăm sóc các em thật tốt trong bất kỳ trường hợp nào!

CHIA SẺ BÀI VIẾT!

Icon Icon Icon

Có thể bạn cũng thích

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT
ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nội dung bình luận *

Tên của bạn *

Địa chỉ email *

...
               
Đăng ký email để nhận tài liệu "7 Thói Quen Của Người Thành Công"!