Home / Phong Cách Sống / Yêu Bản Thân / Catastrophic Thinking – Tại sao chúng ta luôn nghĩ đến trường hợp xấu nhất của một vấn đề?
Icon Icon Icon

Yêu Bản Thân

Catastrophic Thinking – Tại sao chúng ta luôn nghĩ đến trường hợp xấu nhất của một vấn đề?

Những suy nghĩ tiêu cực trong đầu bạn là từ đâu mà có?

13/01/2022

Đã bao giờ chỉ vì một chút trục trặc nhỏ mà bạn lại tự vẽ ra trong đầu mình những câu chuyện hết sức cự cực đoan chưa? Ví dụ vui là người yêu không trả lời tin nhắn trong mấy tiếng mà bạn tự vẽ ra bao nhiêu viễn cảnh tồi tệ về mối quan hệ? Hoặc tin chắc mình sẽ không thể vượt qua được bài kiểm tra, một thử thách nào đó dù chưa bắt đầu?

Chắc hẳn mỗi người chúng ta đã có những lúc mà tâm trí mình suy nghĩ đến những viễn cảnh tồi tệ đó. Hiện tượng này có tên gọi là “Catastrophic Thinking”, dịch tạm là “suy nghĩ thảm khốc”. Đây cũng có thể được xem là một dạng suy nghĩ thái quá nhưng nếu nó lặp đi lặp lại nhiều lần thì đó là một thói quen mà bạn cần phải loại bỏ. Vậy làm sao để kiểm soát hiện tường này?

Ảnh – Gaviscon

Đầu tiên, hãy hiểu chính xác Catastrophic thinking nghĩa là gì?

“Catastrophic thinking” có nghĩa là “suy nghĩ thảm khốc”, dùng để diễn tả trường hợp bạn luôn nghĩ đến những hướng diễn biến tồi tệ của một vấn đề. Đôi lúc, những suy nghĩ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên cảm xúc và hành vi của bạn, khiến bạn muốn bỏ cuộc và không còn động lực theo đuổi những giá trị trong cuộc sống.

Hiện tượng này cũng có đôi chút tương đồng với những thiên kiến tiêu cực (negative bias), khi một người chỉ chăm chăm nhìn về những kết quả xấu. Tuy nhiên, những thiên kiến tiêu cực đôi khi còn có thể chuyển hóa thành những động lực thúc đẩy trong công việc thì suy nghĩ thảm khốc dường như không đem lại bất kỳ lợi ích gì.

Vậy tại sao chúng ta mắc phải trường hợp này?

Theo tờ Medical News Today, hiện tượng này có thể do 3 nhóm nguyên nhân chính:

1. Sự mơ hồ: những tin nhắn từ sếp vào cuối tuần như “Thứ 2 lên văn phòng gặp chị” có thể khiến bạn có một cuối tuần thật tồi tệ dù chưa biết đó là tín hiệu tiêu cực hay tích cực.

2. Giá trị: trong một mối quan hệ hoặc những tình huống mà bạn coi trọng, những suy nghĩ tiêu cực sẽ dễ xuất hiện trong tâm trí của bạn hơn vì bạn đặt quá nhiều hy vọng vào việc này.

3. Nỗi sợ: khi bạn đang mang trong mình một nỗi sợ, những suy nghĩ tiêu cực liên tục xuất hiện là một điều không quá khó hiểu. Nỗi sợ này có thể rất khác nhau với mỗi người. Ví dụ một số người dễ lo sợ về các vấn đề sức khoẻ, một số khác lại lo sợ về tiền nong, công việc hơn…

Từng bước loại bỏ những dòng suy nghĩ cực đoan 

Chắc chắn rằng không dễ loại bỏ những ý nghĩ này một sớm một chiều. Bản thân Châu sau khi rơi vào những khoảnh khắc ấy, Châu sẽ chủ động nhìn nhận cảm xúc của mình để từ đó có những điều chỉnh cho suy nghĩ và hành vi sao cho thích hợp.

Mọi người có thể tham khảo một số bước sau đây để có thể tự trấn an mình trong những lúc đó cũng như sẽ có kế hoạch để cải thiện dứt điểm hiện tượng này nhé:

  • Chủ động thừa nhận vấn đề đang xảy ra: bước đầu tiên để thoát khỏi những suy nghĩ xấu về tương lai là sự nhận thức bạn đang lo lắng cho những điều ngoài khả năng điều khiển hoặc không có căn cứ sẽ xảy ra.
  • Nhận thấy sự phi lý trong suy nghĩ: mọi vấn đề tốt xấu đều diễn ra đều đặn hằng ngày, vì vậy sẽ là phi lý nếu bất cứ sự cố bất thường nào cũng đưa bạn đến kết luận rằng cuộc sống sẽ trở nên tồi tệ hơn. Điều quan trọng là bạn phải nhận ra ngay sự phi lí trong tiến trình đó để ngăn chặn chúng kịp thời.
  • Suy nghĩ về một kết quả khác: bạn hãy thử đánh lạc hướng bản thân bằng cách tìm một kết quả sáng sủa hơn để xoa dịu sự căng thẳng trong tâm trí của mình.
  • Đưa ra những nhận định tích cực: bạn phải tin bản thân mình có thể vượt qua những suy nghĩ cực đoan để loại bỏ đi thói quen đó. Điều này có thể được thực hiện bằng cách viết nhật ký về những điều bạn đang làm tốt, tiến bộ mỗi ngày. Hoặc lên kế hoạch, viết ra những việc bạn có thể chuẩn bị từ bây giờ để tránh được những tình huống xấu trong tương lai.
  • Chú ý đến chăm sóc bản thân: hiện tượng này có khả năng cao xuất hiện với những ai bị căng thẳng kéo dài, mệt mỏi trong tinh thần lẫn thể xác. Do đó, nghỉ ngơi và có những hoạt động rèn luyện khác sẽ giúp bạn tránh rơi vào những tình huống như vậy.

Nếu cảm thấy bản thân đang rơi vào hiện tượng này, hy vọng mọi người sẽ mạnh dạn đối diện và vượt qua để chúng không gây ra những tác động tiêu cực lên cuộc sống của bạn mỗi ngày!

CHIA SẺ BÀI VIẾT!

Icon Icon Icon

Có thể bạn cũng thích

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT
ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nội dung bình luận *

Tên của bạn *

Địa chỉ email *

...
               
Đăng ký email để nhận tài liệu "7 Thói Quen Của Người Thành Công"!