Home / Phong Cách Sống / Yêu Bản Thân / 7 thuật ngữ về chứng khoán cho Gen Z lần đầu làm “chuyện ấy”
Icon Icon Icon

Yêu Bản Thân

7 thuật ngữ về chứng khoán cho Gen Z lần đầu làm “chuyện ấy”

Những kiến thức cơ bản cho các bạn đang muốn tìm hiểu về thị trường chứng khoán.

19/03/2022

Gen Z mới tìm hiểu về chứng khoán nên bắt đầu từ đâu? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu 7 thuật ngữ cơ bản về chứng khoán giúp các bạn dễ dàng làm quen với thị trường chứng khoán tại Việt Nam. 

1. Chứng khoán là gì?

Chứng khoán hiểu đơn giản là một tài sản, là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu hợp pháp của người sở hữu với tài sản hoặc phần vốn của đơn vị đã phát hành (công ty hoặc tổ chức). Chứng khoán có thể bao gồm các loại phổ biến như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các hình thức khác.

Nguồn: Pixabay.com

2. Cổ phiếu và trái phiếu là gì?

Rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa cổ phiếu và trái phiếu, trên thực tế hai loại chứng khoán này có sự phân biệt khá rõ ràng.

Cổ phiếu: Xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của bạn đối với một phần VỐN của doanh nghiệp.
Trái phiếu: Xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần NỢ của doanh nghiệp.

3. Mã chứng khoán là gì? 

Ở Việt Nam, mã chứng khoán sẽ bao gồm 3 ký tự in hoa, thông thường là viết tắt của tên công ty (tuy nhiên việc viết tắt không bắt buộc). Nhờ mã chứng khoán, các công ty được cung cấp một định danh duy nhất để nhận biết trong tất cả các giao dịch và hoạt động trên thị trường chứng khoán. 

Ví dụ về mã chứng khoán: Công ty Techcombank có mã cổ phiếu là TCB, công ty Hòa Phát có mã cổ phiếu là HPG,…

4. Lô chứng khoán là gì?

Lô chứng khoán (ở thị trường Việt Nam) là số lượng chứng khoán tối thiểu mà các nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch khi đặt lệnh mua bán. Ở Việt Nam, quy định chung đối với 1 lô chứng khoán trên 3 sàn giao dịch HoSE, HNX, UPCoM là 100 đơn vị. Như vậy, với giao dịch được khớp lệnh, nhà đầu tư sẽ phải giao dịch ít nhất là 100 cổ phiếu hoặc bội số của 100.

5. Các loại chi phí khi giao dịch cổ phiếu

Ở thị trường Việt Nam sẽ có các loại chi phí sau đây: 

Phí giao dịch cổ phiếu (phí môi giới):  Đây là khoản chi phí mà khách hàng phải trả cho công ty chứng khoán khi thực hiện giao dịch thành công. Phí giao dịch sẽ được tính bằng phần trăm trên tổng giá trị giao dịch trong ngày khách hàng. Mức phí sẽ biến động tùy thuộc vào từng công ty chứng khoán và được điều chỉnh dựa trên độ lớn của giá trị giao dịch cũng như vị thế của khách hàng.

Nguồn: Pixabay.com

Phí lưu ký chứng khoán:

Đây là loại phí được thu nhằm mục đích duy trì hệ thống lưu trữ thông tin chứng khoán.

Phí lưu ký chứng khoán được chia làm 2 nhóm: 

  • Mức phí lưu ký trái phiếu là 0.2đ/trái phiếu/tháng.
  • Mức phí lưu ký cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền là 0.27đ/cổ phiếu/tháng.

6. Các lệnh mua bán

Có nhiều loại lệnh khác nhau khi giao dịch chứng khoán, tuy nhiên 3 loại lệnh phổ biến nhất bao gồm:

Lệnh LO: Lệnh LO hay còn gọi là lệnh giới hạn (Limit Order) là lệnh mua hoặc bán chứng khoán với mức giá do nhà đầu tư chỉ định trước. Lệnh LO có hiệu lực kể từ khi được nhập vào hệ thống cho đến hết ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.

Lệnh ATO: Lệnh ATO hay còn gọi lệnh mở cửa (At the Opening) là lệnh đặt mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá mở cửa. Lệnh ATO sẽ được ưu tiên thực hiện trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.

Nguồn: Pixabay.com

Lệnh ATC: Lệnh ATO hay còn gọi là lệnh đóng cửa (At the Close) là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa. Lệnh ATC sẽ được ưu tiên thực hiện trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.

Lưu ý: Lệnh ATC chỉ được áp dụng trên hai sàn HOSE và HNX.

7. Các loại giá

Khi quan sát trên các bảng điện chứng khoán, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp ba loại giá bao gồm giá trần, giá sàn và giá tham chiếu:

Giá tham chiếu: Là mức giá đóng cửa ở phiên giao dịch ngày liền kề trước đó (không tính ngày nghỉ, ngày lễ). Đối với sàn UPCOM, giá tham chiếu là giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất. Giá tham chiếu sẽ được dùng để làm cơ sở tính toán mức giá trần và giá sàn cho ngày giao dịch tiếp theo. 

Giá trần hay Giá tím: mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá này được thể hiện trên bảng chứng khoán bằng màu tím.

Giá sàn (Sàn) hay Giá xanh lam: Là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá này được thể hiện trên bảng chứng khoán bằng màu xanh lam.

Kiến thức về chứng khoán vô cùng rộng lớn và đa dạng, đòi hỏi sự chịu khó tìm hiểu và thực hành thường xuyên. Tuy nhiên nếu thực sự cố gắng thì trong dài hạn chắc chắn sẽ đạt được nhiều kết quả tích cực, hỗ trợ cho hoạt động đầu tư và các kế hoạch ổn định tài chính cá nhân!

Đọc thêm những bài viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân tại đây.

CHIA SẺ BÀI VIẾT!

Icon Icon Icon

Có thể bạn cũng thích

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT
ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nội dung bình luận *

Tên của bạn *

Địa chỉ email *

...
               
Đăng ký email để nhận tài liệu "7 Thói Quen Của Người Thành Công"!