Home / Phong Cách Sống / Yêu Bản Thân / 5 cách để bắt đầu cuộc sống tự lập khi còn trẻ
Icon Icon Icon

Yêu Bản Thân

5 cách để bắt đầu cuộc sống tự lập khi còn trẻ

Sống tự lập sao cho tiết kiệm?

24/06/2022

Sống tự lập không hề đơn giản vì bạn cần chuẩn bị nhiều yếu tố và chủ động trong nhiều tình huống. Những ngày đầu sống một mình, vấn đề mà các bạn trẻ đau đầu nhất chính là quản lý tài chính cá nhân. Đây là một nỗi lo khi các bạn không còn sống chung cùng gia đình. Vì vậy, để chuẩn bị tốt hơn cho những ngày tháng sống tự lập sao cho tiết kiệm  dưới đây là những gì bạn có thể nghĩ đến để.

Cách tiết kiệm tiền khi sống một mình

Khi còn ở với bố mẹ, chúng ta không cần phải lo lắng về việc chi tiêu vì đã có bố mẹ lo hết. Nhưng để rèn luyện tính tự lập khi sống một mình bạn phải học cách quản lý chi tiêu và tiết kiệm. Để không phải mất ngủ vì “cháy túi” khi chưa hết tháng, các mẹo dưới đây giúp bạn hạn chế điều này.

Xác định chi phí sinh hoạt hàng tháng

Khi ra ở riêng, bạn sẽ phải lo liệu tất cả mọi thứ mà bạn bạn chi tiêu mỗi tháng như tiền ăn, tiền thuê trọ, tiền điện,… Bạn hãy xác định rõ ràng, chi tiết các chi phí cố định và các khoản chi phí linh động mỗi tháng. Việc lập kế hoạch này sẽ giúp bạn quản lý chi tiêu phát sinh tránh trường hợp như ngày mai là sinh nhật bạn thân mà bây giờ mới  kiểm tra số tiền còn lại trong tài khoản có đủ không.

Hầu hết các bạn trẻ thường gặp các vấn đề về tiền bạc vì không biết phải làm gì với số tiền của mình. Kết quả là, họ chi tiêu một cách tuỳ hứng. Việc lập kế hoạch chuẩn bị cho các khoản chi tiêu sẽ giúp bạn nắm được nguồn thu chi của mình. Từ đó bạn có thể lên kế hoạch tiết kiệm một cách hợp lý như trích một phần trong nguồn thu hàng tháng để đưa vào quỹ tiết kiệm phòng thân cho những lúc cấp bách.

Theo dõi các biến động chi tiêu

Ảnh – Tiki

Sau khi đã thống kê các khoản chi tiêu vào sổ sách nếu thấy có thay đổi nào vượt khỏi kế hoạch chi tiêu hàng  tháng thì cần ghi chú lại để biết nguyên nhân. Từ đó, xem xét các yếu tố tác động khách quan hay chủ quan để biết mà điều chỉnh hợp lý. Bạn sẽ không kiểm soát được tình trạng tài chính nếu như không so sánh hóa đơn của các tháng liền kề. 

Chẳng hạn như hóa đơn mua sắm tháng này vượt mức tháng trước vì lý do đặc biệt như đi dự đám cưới bạn thân, đi du lịch với gia đình,… hay chỉ vì bạn đã chi tiêu “vung tay quá trán” cho mấy đợt săn sale? Một khi đã biết được nguyên nhân, bạn sẽ tìm cách kiểm để soát nó. Chính vì vậy hãy bắt đầu thống kê các khoản chi tiêu có sự chênh lệch lớn, để hiểu rõ thói quen sinh hoạt tiền bạc của mình để có hướng kiểm soát phù hợp hơn.

Tự nấu ăn

Ảnh – Pizza Place Burwell

Cuộc sống bận rộn tối ngày khiến nhiều người lựa chọn ăn ngoài thay vì đi chợ, nấu ăn, dọn dẹp và dành thời gian đó để nghỉ ngơi. Tuy nhiên, việc tự mình nấu ăn, đặc biệt khi sống một mình chắc chắn sẽ đảm bảo sức khỏe và tiết kiệm hơn so với việc đi ăn ngoài.

Tự nấu ăn không chỉ giúp bạn tiết kiệm mà còn nâng cao chất lượng bữa ăn. Khi tự nấu bạn có thể chế biến những món phù hợp với khẩu vị và đảm bảo dinh dưỡng. Thường xuyên ăn quán hàng  đòi hỏi mức chi tiêu cao hơn vì phải chịu đóng thuế, chi phí mặt bằng hàng tháng, nhân viên, phí phục vụ,..Chính vì vậy giá cả của đồ  ăn ngoài luôn ở mức cao hơn. Vì vậy, để sống tiết kiệm khi ở một mình bạn nên tự nấu ăn và đồng thời có thể chủ động về thành phần dinh dưỡng, đảm bảo đồ ăn tự nấu an toàn sạch sẽ.

Để ý công suất và mức tiêu thụ điện khi mua đồ điện, gia dụng

Khi mua các sản phẩm đồ điện, đồ gia dụng, ngoài vấn đề cần chú ý như giá cả, chất lượng sản phẩm thì mức tiêu thụ điện của thiết bị cũng là một điều cần lưu ý. Hầu hết mọi người khi mua thiết bị điện gia dụng thường bỏ qua điều này. Tuy nhiên, đây là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc tiêu thụ điện của các sản phẩm.

Khi chọn những đồ điện như máy giặt, tủ lạnh, máy lạnh nên ưu tiên những sản phẩm dán tem “smart inverter”. Tính năng này giúp các thiết bị tối ưu điện năng hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm. Các bạn trẻ thường bỏ qua đến các chi tiết này nhưng nó lại có thể giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền điện.

Học cách quản lý tài chính cá nhân

Ảnh – Quick and Dirty Tips

Sở hữu kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là chìa khóa quan trọng để tận hưởng cuộc sống tự lập một cách chủ động và thoải mái nhất. Tất cả bắt đầu chỉ từ việc đơn giản như tạo dựng thói quen chi tiêu hay tải về một ứng dụng thanh toán tiện lợi với nhiều ưu đãi. Sau khi rà soát các khoản chi tiêu, bạn xác định xem mình muốn dùng tiền vào việc gì. Ví dụ, trong ngắn hạn, bạn dành dụm tiền để năm tới để đi du lịch với gia đình. Mục tiêu trung hạn là tích lũy tiết kiệm tiền trong vòng 4-5 năm để chi trả tiền cọc mua nhà. Mục tiêu dài hạn là về hưu vào năm 55 tuổi,..

Bạn có thể xác định lộ trình sao cho cân bằng với mục tiêu hiện tại.  50/30/20 là một quy tắc đơn giản mà bạn có thể áp dụng trong đó:

  • 50% thu nhập dành cho các chi phí cần thiết như nhà ở, ăn uống, đi lại.
  • 30% thu nhập dành cho chi phí linh hoạt như giải trí, hiếu hỉ …
  • 20% thu nhập dành cho việc trả nợ và tiết kiệm cho các mục tiêu. 

Trên đây là các mẹo dành cho bạn để sống tự lập sao cho tiết kiệm. Học cách chi tiêu là bước đầu để bạn ổn định cuộc sống tự lập. Học cách lên ngân sách chi tiêu và quản lý tiền bạc để không phải quá lo lắng về vấn đề tài chính khi sống một mình. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thể vượt qua những trở ngại ban đầu.

Đọc thêm những bài viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân tại đây.

CHIA SẺ BÀI VIẾT!

Icon Icon Icon

Có thể bạn cũng thích

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT
ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nội dung bình luận *

Tên của bạn *

Địa chỉ email *

...
               
Đăng ký email để nhận tài liệu "7 Thói Quen Của Người Thành Công"!