Phong Cách Sống
5 bước để một KOL/KOC có thể tiếp cận nhãn hàng
Làm sao để có được hợp đồng quảng cáo đầu tiên?
Trong các tập trước, chúng ta đã tìm hiểu khá kĩ về các khái niệm KOL/KOC, cách họ kiếm ra tiền cũng như các lĩnh vực đang hot hiện nay. Một trong những cách tạo ra nguồn thu nhập tốt nhất cho nghề này đó chính là các hợp đồng quảng cáo với các nhãn hàng. Tuy nhiên, lý thuyết nghe luôn rất đơn giản nhưng thực tế thì không phải chỉ cần có lượng follow cao là nhãn hàng sẽ đến tìm bạn. Vậy làm thế nào để được các nhãn hàng chú ý, hãy cùng Chaubuinet tìm hiểu qua 5 bước sau đây nhé:
Bước 1: Có chiến lược định vị cho hình ảnh cá nhân
Có thể khằng định rằng không có khoản đầu tư nào giá trị hơn là đầu tư vào chính bản thân mình, và nó rất đúng với nghề KOL/KOC này. Đơn giản thôi vì cái mà chúng ta “bán đi” chính là hình ảnh, kiến thức nên chúng ta cần phải đầu tư tốt nhất cho những gì khán giả thấy ở mình.
Từ đó, bạn sẽ cần biết cách để thể hiện các kiến thức của mình qua hình ảnh, nội dung hay lời nói của bạn với khán giả. Chính điểm này sẽ là yếu tố then chốt để các thương hiệu sẵn sàng trả tiền để sử dụng hình ảnh của bạn. Sẽ thật khó để nhãn hàng chú ý đến bạn nếu bạn quá chung chung và không có thế mạnh trong một lĩnh vực nhất định!
Bước 2: Nắm bắt các tiêu chí mà thương hiệu đang tìm kiếm
Thời gian đầu trước khi bạn được brand chủ động tìm đến, tất nhiên những cơ hội sẽ đến từ sự chủ động, bạn chủ động tìm kiếm brand để hợp tác và cho họ thấy những giá trị của mình. Sau đây là một số tiêu chí để một brand tìm kiếm influencer mà bạn có thể cân nhắc:
- Reach (Độ phủ): được đo bằng lượng người theo dõi (fans, followers) của Influencers trên mạng xã hội. Thông thường, thương hiệu sẽ lựa chọn những Influencer có số lượng fan lớn, tiếp cận được nhiều người nhưng điều này cũng không hoàn toàn đảm bảo khả năng thành công của chiến dịch.
- Relevance (Sự liên quan): mức độ liên kết và tương đồng giữa định vị của Influencer và hình ảnh của thương hiệu. Relevence thường được thể hiện qua những yếu tố sau đây:
+ Personal image (Thương hiệu cá nhân): quan niệm sống, phong cách thời trang, phát ngôn
+ Demographic (Thông tin nhâu khẩu học): giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, lĩnh vực hoạt động
+ Type of post/ topic (Nội dung bài viết trên trang cá nhân): văn phong, chủ đề họ quan tâm
+ Fans/followers (Đối tượng khán giả): thương hiệu cá nhân, thông tin nhâu khẩu học, chủ đề quan tâm của họ.
- Resonance (Khả năng thay đổi ý kiến người tiêu dùng: Brand preference): mức độ tương tác của người theo dõi với loại nội dung mà Influencers tạo ra. Khi người theo dõi đọc các nội dung được viết bởi Influencers, họ sẽ có những mức độ tương tác khác nhau. Resonance xác định mức độ tương tác của người đọc với thông điệp được đưa ra và khiến họ tích cực chia sẻ thông điệp đó trên trang cá nhân của mình.
- Sentiment (chỉ số cảm xúc): là nhân tố cực kì quan trọng mà marketer cần lưu ý. Cụ thể, việc người này mang lại cảm giác tiêu cực hay tích cực cho target audience (cộng đồng mục tiêu sẽ tác động mạnh mẽ) đến brand love (cảm tình dành cho thương hiệu) của người tiêu dùng. Ví dụ vì sao scandal có thể khiến cho bạn mất các hợp đồng quảng cáo.
Bước 3: Tìm hiểu cụ thể những brand mà bạn mong muốn hợp tác
Sau khi đã xác định bản thân mình phù hợp với ngành hàng, lĩnh vực nào thì bạn hãy lập một danh sách những đối tác tiềm năng để nghiên cứu về họ. Tìm hiểu những thông tin cơ bản như sản phẩm, tinh thần hay giá trị mà thương hiệu mang lại là gì. Bên cạnh đó, một điều quan trọng nhất, từ phương diện của bạn, bạn thấy brand đang thiếu điều gì? Bạn có thể mang lại điều đó cho brand không?
Để trả lời những câu hỏi này, hãy nghiên cứu thị trường tiêu dùng, nghiên cứu sản phẩm của brand thông qua việc trực tiếp trải nghiệm, xem những quảng cáo, những chiến dịch brand từng thực hiện, hỏi những người thân quen đánh giá về brand đó …làm tất cả những gì bạn có thể để có được càng nhiều data của thương hiệu. Từ đây chúng ta sẽ đến bước quan trọng, là chuẩn bị portfolio, proposal và gửi mail đề nghị hợp tác.
Bước 4: Chuẩn bị portfolio và gửi đến nhãn hàng
Bước này cũng tương tự với khi bạn đi tìm việc mà thôi, hãy chuẩn bị cho mình một portfolio tốt nhất có thể. Portfolio sẽ là nơi để bạn trình bày những điểm ưu trong khả năng của mình cho nhãn hàng và cũng như những kinh nghiệm mà bạn thấy phù hợp với những gì thương hiệu đang cần. Đây là bước then chốt để đạt được những gì bạn mong muốn, vậy nên hãy chuẩn bị thật cẩn thận để gửi lời chào hoàn hảo nhất đến các thương hiệu nhé!
Bước 5: Tiếp tục tập trung vào việc phát triển nội dung bản thân
Sau khi bạn đã gửi mail, hãy nhớ rằng đừng để bản thân quá bị động, hãy cho brand một khoảng thời gian để phản hồi lại cho bạn, nếu sau thời gian đó mình có thể xin phép gọi điện trực tiếp, và thiện chí sẵn sàng gặp gỡ trò chuyện thêm để có được sự thống nhất đôi bên. Nếu bạn bị từ chối cũng đừng buồn, hãy nhớ rằng việc quan trọng nhất là phải tiếp tục phát triển hình ảnh của bạn, khi giá trị bạn có, và bạn sẵn sàng thì cơ hội chắc chắn sẽ đến với bạn.
Cuối cùng, có một tips nhỏ mà bạn có thể áp dụng đó là đừng ngại hợp tác miễn phí trong khoảng thời gian đầu. Một vài dự án miễn phí đó có thể giúp bạn rất nhiều trong việc xây dựng hình ảnh cá nhân trong ngành, tích lũy kinh nghiệm cũng như chứng minh năng lực của bản thân.
Hy vọng rằng mọi người sẽ luôn kiên trì theo đuổi con đường mà mình đã lựa chọn nhé!
Có thể bạn cũng thích